Những người làm nghề hàng không như phi công, tiếp viên, hoặc thành viên trong phi hành đoàn là công việc dễ khiến bạn bị điếc nặng. Nguyên nhân bị điếc là do khi máy bay cất cánh, các thành viên tổ bay tiếp xúc với tiếng ồn lên đến 130 dB. Mức độ này đủ lớn để màng nhĩ bị thủng. Trong khi đó, nếu tiếp xúc với tiếng ồn trên 100 dB liên tục trong khoảng 15 phút hoặc hơn thì có thể gây điếc vĩnh viễn.Lái xe đường dài, lái xe cứu thương cũng rất dễ trở thành nguyên nhân bị điếc vì cường độ âm thanh của tiếng còi xe cứu thương ở cự ly gần là 120dB, mức độ đủ lớn để người nghe cảm thấy đau tai ngay lập tức.Bên cạnh đó, mỗi ngày các lái xe đường dài thường xuyên phải chịu hàng chục giờ đồng hồ liên tục tiếp xúc với tiếng ồn động cơ, do đó họ bị nặng tai lúc nào không hay.Chủ xưởng hoặc công nhân nhà máy phải đối mặt với nguy cơ nặng tai do các âm thanh của máy móc, vật liệu va đập, xe trọng tải lớn. Cường độ âm thanh họ tiếp xúc thường là 115dB.Bác sĩ nha khoa cũng thường xuyên tiếp xúc với tiếng ồn của mũi khoan tuabin tốc độ cao khiến họ có nguy cơ bị nặng tai. Trong suốt thời gian làm việc của mình, nha sĩ thường tiếp xúc với tiếng ồn lên tới 115dB.Những ca sĩ rock hay vận động viên cùng thường xuất hiện ở môi trường có thể phát ra tiếng ồn từ 110 – 115 dB. Với mức độ ồn này, chỉ khoảng 15 phút tiếp xúc thì thính giác của họ có nguy cơ bị tổn thương nghiêm trọng.Công nhân xây dựng lao động ở công trường thì bị tác động bởi máu móc, các tiếng va đập, công cụ điện và những tạp âm khác ảnh hưởng tới màng nhĩ và khả năng nghe của họ.
Những người làm nghề hàng không như phi công, tiếp viên, hoặc thành viên trong phi hành đoàn là công việc dễ khiến bạn bị điếc nặng.
Nguyên nhân bị điếc là do khi máy bay cất cánh, các thành viên tổ bay tiếp xúc với tiếng ồn lên đến 130 dB. Mức độ này đủ lớn để màng nhĩ bị thủng. Trong khi đó, nếu tiếp xúc với tiếng ồn trên 100 dB liên tục trong khoảng 15 phút hoặc hơn thì có thể gây điếc vĩnh viễn.
Lái xe đường dài, lái xe cứu thương cũng rất dễ trở thành nguyên nhân bị điếc vì cường độ âm thanh của tiếng còi xe cứu thương ở cự ly gần là 120dB, mức độ đủ lớn để người nghe cảm thấy đau tai ngay lập tức.
Bên cạnh đó, mỗi ngày các lái xe đường dài thường xuyên phải chịu hàng chục giờ đồng hồ liên tục tiếp xúc với tiếng ồn động cơ, do đó họ bị nặng tai lúc nào không hay.
Chủ xưởng hoặc công nhân nhà máy phải đối mặt với nguy cơ nặng tai do các âm thanh của máy móc, vật liệu va đập, xe trọng tải lớn. Cường độ âm thanh họ tiếp xúc thường là 115dB.
Bác sĩ nha khoa cũng thường xuyên tiếp xúc với tiếng ồn của mũi khoan tuabin tốc độ cao khiến họ có nguy cơ bị nặng tai. Trong suốt thời gian làm việc của mình, nha sĩ thường tiếp xúc với tiếng ồn lên tới 115dB.
Những ca sĩ rock hay vận động viên cùng thường xuất hiện ở môi trường có thể phát ra tiếng ồn từ 110 – 115 dB. Với mức độ ồn này, chỉ khoảng 15 phút tiếp xúc thì thính giác của họ có nguy cơ bị tổn thương nghiêm trọng.
Công nhân xây dựng lao động ở công trường thì bị tác động bởi máu móc, các tiếng va đập, công cụ điện và những tạp âm khác ảnh hưởng tới màng nhĩ và khả năng nghe của họ.