Lau chùi sai hướng. Nhiều người có thói quen dùng giấy để vệ sinh sau đại tiện. Ngoài rửa, dùng giấy vệ sinh phổ biến song có thể làm tăng nguy cơ sức khỏe nếu làm không đúng cách.Cụ thể, nhiều người có thói quen lau từ sau ra trước. Thế nhưng, cách làm này lại dễ mang vi khuẩn từ hậu môn về phía niệu đạo, tăng nguy cơ nhiễm trùng âm đạo và đường tiết niệu.Đặc biệt, với phụ nữ vì khoảng cách giữa hậu môn và niệu đạo rất ngắn nên vi khuẩn có thể dễ dàng đi vào bàng quang và gây nhiễm trùng tiểu.Dùng lực quá mạnh. Không ít người hảo sạch có thói quen dùng lực mạnh để vệ sinh sau khi đại tiện. Việc vệ sinh kỹ càng là cần thiết song cần nhẹ tay. Nguyên nhân bởi hậu môn, nhất là tầng sinh môn chứa nhiều mạch máu, da mỏng nên dễ bị tổn thương.Một khi bị vi khuẩn thâm nhập, bạn sẽ khó chịu bởi cảm giác đau ngứa. Hơn nữa, khu vực này vốn ẩm ướt, dễ nhiễm bẩn nên rất khó để giữ sạch khi điều trị.Tư thế lau mông. Đứng dậy hay ngồi yên để lau mông sau khi đại tiện cũng có ý nghĩa quan trọng trong việc bảo vệ vùng kín.Theo tiến sĩ Posina, việc ngồi yên lau chùi là tư thế đúng nhất. Lúc này, mông bạn tách ra, giúp dễ dàng lau rửa hậu môn. Trong khi đó đứng lên sẽ khiến mông thắt lại, rất khó để đảm bảo việc làm sạch.Sử dụng giấy ướt để vệ sinh. Giấy ướt chứa nhiều hương liệu, chất bảo quản như methyl chloroisothiazolinone (MCI) không có lợi cho sức khỏe. Việc tiếp xúc với chúng thường xuyên khiến da dễ tổn thương, gây viêm nhiễm.Nếu sử dụng khăn ướt khiến bạn thoải mái hơn. Hãy chắc chắn chúng không chứa bất kỳ thành phần độc hại nào trước khi sử dụng.Dùng giấy vệ sinh không đảm bảo. Hiện nay, không ít loại giấy vệ sinh “thêm lô hội và vitamin E”. Dù được quảng cáo với nhiều mỹ từ song các bác sĩ lại khuyên không nên sử dụng chúng. Tương tự như giấy ướt, hóa chất có thể gây kích ứng da, uy hiếp những người có làn da nhạy cảm.Một loại khác được khuyên không nên lựa chọn là giấy vệ sinh tái chế. Dù tốt cho môi trường song nó lại có điểm trừ là thô cứng, không thân thiện với vùng da nhạy cảm. Ảnh: Internet.Mời độc giả xem video: Lợi ích sức khỏe của quả hồng giòn (hồng ngâm). Nguồn: Hanoitv.
Lau chùi sai hướng. Nhiều người có thói quen dùng giấy để vệ sinh sau đại tiện. Ngoài rửa, dùng giấy vệ sinh phổ biến song có thể làm tăng nguy cơ sức khỏe nếu làm không đúng cách.
Cụ thể, nhiều người có thói quen lau từ sau ra trước. Thế nhưng, cách làm này lại dễ mang vi khuẩn từ hậu môn về phía niệu đạo, tăng nguy cơ nhiễm trùng âm đạo và đường tiết niệu.
Đặc biệt, với phụ nữ vì khoảng cách giữa hậu môn và niệu đạo rất ngắn nên vi khuẩn có thể dễ dàng đi vào bàng quang và gây nhiễm trùng tiểu.
Dùng lực quá mạnh. Không ít người hảo sạch có thói quen dùng lực mạnh để vệ sinh sau khi đại tiện. Việc vệ sinh kỹ càng là cần thiết song cần nhẹ tay. Nguyên nhân bởi hậu môn, nhất là tầng sinh môn chứa nhiều mạch máu, da mỏng nên dễ bị tổn thương.
Một khi bị vi khuẩn thâm nhập, bạn sẽ khó chịu bởi cảm giác đau ngứa. Hơn nữa, khu vực này vốn ẩm ướt, dễ nhiễm bẩn nên rất khó để giữ sạch khi điều trị.
Tư thế lau mông. Đứng dậy hay ngồi yên để lau mông sau khi đại tiện cũng có ý nghĩa quan trọng trong việc bảo vệ vùng kín.
Theo tiến sĩ Posina, việc ngồi yên lau chùi là tư thế đúng nhất. Lúc này, mông bạn tách ra, giúp dễ dàng lau rửa hậu môn. Trong khi đó đứng lên sẽ khiến mông thắt lại, rất khó để đảm bảo việc làm sạch.
Sử dụng giấy ướt để vệ sinh. Giấy ướt chứa nhiều hương liệu, chất bảo quản như methyl chloroisothiazolinone (MCI) không có lợi cho sức khỏe. Việc tiếp xúc với chúng thường xuyên khiến da dễ tổn thương, gây viêm nhiễm.
Nếu sử dụng khăn ướt khiến bạn thoải mái hơn. Hãy chắc chắn chúng không chứa bất kỳ thành phần độc hại nào trước khi sử dụng.
Dùng giấy vệ sinh không đảm bảo. Hiện nay, không ít loại giấy vệ sinh “thêm lô hội và vitamin E”. Dù được quảng cáo với nhiều mỹ từ song các bác sĩ lại khuyên không nên sử dụng chúng. Tương tự như giấy ướt, hóa chất có thể gây kích ứng da, uy hiếp những người có làn da nhạy cảm.
Một loại khác được khuyên không nên lựa chọn là giấy vệ sinh tái chế. Dù tốt cho môi trường song nó lại có điểm trừ là thô cứng, không thân thiện với vùng da nhạy cảm. Ảnh: Internet.
Mời độc giả xem video: Lợi ích sức khỏe của quả hồng giòn (hồng ngâm). Nguồn: Hanoitv.