Nước muối sinh lý (NaCl 9%): Để phòng bệnh, mẹ nên dùng nước muối sinh lý để rửa mắt, mũi, tưa lưỡi cho bé vào 2 buổi sáng chiều. Việc vệ sinh bằng nước muối sinh lý đặc biệt cần thiết khi bé có dấu hiệu hắt hơi, sổ mũi nên mẹ cần đảm bảo dung dịch này luôn có mặt trong tủ thuốc gia đình. Nhiệt kế: Từ sáu tháng tuổi trở đi, bé rất dễ bị ốm sốt vì chất đề kháng trong sữa mẹ giảm sút đồng thời đây cũng là thời điểm bé đến giai đoạn mọc răng, sưng lợi, ốm sốt do tiêm vacxin hay viêm nhiễm. Vì vậy mẹ nên chuẩn bị sẵn 1 chiếc nhiệt kế để chủ động kiểm tra nhiệt độ cơ thể của bé và xử lý kịp thời.Miếng dán hạ sốt: Nếu bé sốt nhẹ, dưới 38,5 độ C thì mẹ chưa cần phải cho bé uống thuốc mà có thể dùng miếng dán hạ sốt. Với miếng dán hạ sốt, bé có thể vừa chơi đùa, nghỉ ngơi ở nơi thoáng mát thay vì nằm 1 chỗ. Thuốc hạ sốt: Khi bé sốt ngoài 38,5 độ thì mẹ cần cho bé uống thuốc hạ sốt trong trường hợp chưa kịp đi khám bác sĩ. Xịt chống côn trùng: Vào những thời điểm giao mùa, virus dễ lây lan thì 1 chai xịt chống côn trùng rất cần thiết cho bé. Mẹ chỉ cần xịt dung dịch chống côn trùng xung quanh chỗ bé nằm là đã có thể bảo vệ bé khỏi sự tấn công của côn trùng. Thuốc bôi sau khi bị côn trùng cắn: Mẹ nên sắm 1 tuýp nhỏ thuốc bôi sau khi bị côn trùng cắn để phòng trừ trường hợp bé bị muỗi, kiến… cắn. Chỉ cần chấm nhẹ một chút thuốc là vết côn trùng cắn sẽ đỡ tấy đỏ và không bị sưng. Thuốc xịt bỏng: Da trẻ rất non nớt, khi bỏng sẽ có nguy cơ viêm nhiễm nặng và dễ để lại sẹo hơn người lớn. Để đề phòng, mẹ nên chuẩn bị bình xịt bỏng để xử trí vết bỏng ngay lập tức. Dụng cụ hút mũi: Khi bé có triệu chứng sổ mũi, mẹ có thể sử dụng các loại hút mũi có lực nhẹ để không làm tổn thương niêm mạc của bé và phòng ngừa nguy cơ nước mũi chảy xuống họng và cổ bé dẫn đến viêm họng gây ho. Dầu giữ ấm: Mẹ có thể dùng dầu khuynh diệp, dầu tràm hoặc dầu bôi ấm chân để giữ ấm và chống cảm dành cho bé vào mùa lạnh. Men tiêu hóa: Thời kỳ mới ăn dặm, bé rất hay bị khó tiêu, đầy hơi và táo bón. Vì vậy mẹ nên chuẩn bị sẵn men tiêu hóa làm thuyên giảm các vấn đề tiêu hóa và giúp trẻ tăng cường khả năng hấp thụ chất dinh dưỡng.Thuốc tiêu chảy: Khi bé mới bị tiêu chảy, mẹ có thể cho bé uống thuốc tiêu chảy để cầm đi ngoài và chống mất nước trước khi đi khám bác sĩ.Thuốc sổ mũi: Trong trường hợp bé bị sổ mũi và đã nhỏ nước muối sinh lý 2-3 ngày mà vẫn không hiệu quả thì mẹ nên cho bé dùng thuốc sổ mũi. Tuy nhiên, thuốc này chỉ nên áp dụng với trẻ từ 3 tháng tuổi trở lên.
Nước muối sinh lý (NaCl 9%): Để phòng bệnh, mẹ nên dùng nước muối sinh lý để rửa mắt, mũi, tưa lưỡi cho bé vào 2 buổi sáng chiều. Việc vệ sinh bằng nước muối sinh lý đặc biệt cần thiết khi bé có dấu hiệu hắt hơi, sổ mũi nên mẹ cần đảm bảo dung dịch này luôn có mặt trong tủ thuốc gia đình.
Nhiệt kế: Từ sáu tháng tuổi trở đi, bé rất dễ bị ốm sốt vì chất đề kháng trong sữa mẹ giảm sút đồng thời đây cũng là thời điểm bé đến giai đoạn mọc răng, sưng lợi, ốm sốt do tiêm vacxin hay viêm nhiễm. Vì vậy mẹ nên chuẩn bị sẵn 1 chiếc nhiệt kế để chủ động kiểm tra nhiệt độ cơ thể của bé và xử lý kịp thời.
Miếng dán hạ sốt: Nếu bé sốt nhẹ, dưới 38,5 độ C thì mẹ chưa cần phải cho bé uống thuốc mà có thể dùng miếng dán hạ sốt. Với miếng dán hạ sốt, bé có thể vừa chơi đùa, nghỉ ngơi ở nơi thoáng mát thay vì nằm 1 chỗ.
Thuốc hạ sốt: Khi bé sốt ngoài 38,5 độ thì mẹ cần cho bé uống thuốc hạ sốt trong trường hợp chưa kịp đi khám bác sĩ.
Xịt chống côn trùng: Vào những thời điểm giao mùa, virus dễ lây lan thì 1 chai xịt chống côn trùng rất cần thiết cho bé. Mẹ chỉ cần xịt dung dịch chống côn trùng xung quanh chỗ bé nằm là đã có thể bảo vệ bé khỏi sự tấn công của côn trùng.
Thuốc bôi sau khi bị côn trùng cắn: Mẹ nên sắm 1 tuýp nhỏ thuốc bôi sau khi bị côn trùng cắn để phòng trừ trường hợp bé bị muỗi, kiến… cắn. Chỉ cần chấm nhẹ một chút thuốc là vết côn trùng cắn sẽ đỡ tấy đỏ và không bị sưng.
Thuốc xịt bỏng: Da trẻ rất non nớt, khi bỏng sẽ có nguy cơ viêm nhiễm nặng và dễ để lại sẹo hơn người lớn. Để đề phòng, mẹ nên chuẩn bị bình xịt bỏng để xử trí vết bỏng ngay lập tức.
Dụng cụ hút mũi: Khi bé có triệu chứng sổ mũi, mẹ có thể sử dụng các loại hút mũi có lực nhẹ để không làm tổn thương niêm mạc của bé và phòng ngừa nguy cơ nước mũi chảy xuống họng và cổ bé dẫn đến viêm họng gây ho.
Dầu giữ ấm: Mẹ có thể dùng dầu khuynh diệp, dầu tràm hoặc dầu bôi ấm chân để giữ ấm và chống cảm dành cho bé vào mùa lạnh.
Men tiêu hóa: Thời kỳ mới ăn dặm, bé rất hay bị khó tiêu, đầy hơi và táo bón. Vì vậy mẹ nên chuẩn bị sẵn men tiêu hóa làm thuyên giảm các vấn đề tiêu hóa và giúp trẻ tăng cường khả năng hấp thụ chất dinh dưỡng.
Thuốc tiêu chảy: Khi bé mới bị tiêu chảy, mẹ có thể cho bé uống thuốc tiêu chảy để cầm đi ngoài và chống mất nước trước khi đi khám bác sĩ.
Thuốc sổ mũi: Trong trường hợp bé bị sổ mũi và đã nhỏ nước muối sinh lý 2-3 ngày mà vẫn không hiệu quả thì mẹ nên cho bé dùng thuốc sổ mũi. Tuy nhiên, thuốc này chỉ nên áp dụng với trẻ từ 3 tháng tuổi trở lên.