Aspirin có thể khiến bé mắc hội chứng Reye – một bệnh hiếm gặp có thể gây tử vong. Bạn cũng đừng chủ quan cho rằng thuốc cho trẻ em ở các nhà thuốc chắc chắn không chứa aspirin hãy luôn kiểm tra và hỏi kỹ thành phần của thuốc trước khi cho con uống. Thuốc viên nhai và các dạng viên nén khác có nguy cơ gây hóc và nghẹn ở trẻ nhỏ. Đừng cho bé dùng thuốc chống buồn nôn khi không có chỉ định của bác sĩ. Hầu hết các cơn buồn nôn và nôn ói đều diễn ra khá nhanh, các em bé và trẻ lớn hơn thường có thể kiểm soát chúng tốt mà không cần đến loại thuốc nào cả. Ngoài ra, thuốc chống buồn nôn còn ẩn chứa các nguy cơ và biến chứng đối với bé. Thuốc được kê đơn cho người khác (như anh chị của bé) hoặc cho bệnh khác có thể không có tác dụng gì hoặc thậm chí còn gây nguy hiểm cho em bé. Khi bé bệnh cần phải đi khám bác sĩ để có một đơn thuốc riêng phù hợp. Trong thực tế, các loại thuốc gây nôn có thể có hại nhiều hơn là lợi khi một đứa trẻ nôn mửa liên tục.Viện Nhi khoa Hoa kỳ khuyến cáo không nên sử dụng thuốc ho và cảm cúm không cần toa cho trẻ nhỏ. Nghiên cứu cho thấy chúng không giúp làm dịu triệu chứng ở trẻ ở lứa tuổi này, mà còn có thể gây gại cho bé, đặc biệt là với liều lượng không phù hợp cho trẻ. Ngoài tác dụng phụ gây khó ngủ hoặc mất ngủ, đau bụng, nổi mẩn hoặc phát ban, trẻ có thể gặp phải những biến chứng nặng hơn như nhịp tim nhanh bất thường, co giật hoặc thậm chí là tử vong. Việc cho bé dùng các loại thuốc của người lớn trong nhà với liều lượng nhỏ hơn là hết sức nguy hiểm.Hãy vứt bỏ tất cả thuốc men, kể cả có kê đơn hoặc không kê đơn ngay khi chúng hết hạn sử dụng. Vì sau khi hết hạn, thuốc không có tác dụng chữa bệnh mà còn có thể gây hại. Một số loại thuốc chứa acetaminophen để giúp giảm sốt và đau, vì vậy nên thận trọng khi dùng kết hợp các loại thuốc để tránh làm tăng liều acetaminophen mà bé hấp thụ vào cơ thể. Nếu bạn không chắc chắn về các loại thuốc, đừng cho bé uống acetaminophen hay ibuprofen đến khi được sự cho phép của bác sĩ.
Aspirin có thể khiến bé mắc hội chứng Reye – một bệnh hiếm gặp có thể gây tử vong.
Bạn cũng đừng chủ quan cho rằng thuốc cho trẻ em ở các nhà thuốc chắc chắn không chứa aspirin hãy luôn kiểm tra và hỏi kỹ thành phần của thuốc trước khi cho con uống.
Thuốc viên nhai và các dạng viên nén khác có nguy cơ gây hóc và nghẹn ở trẻ nhỏ.
Đừng cho bé dùng thuốc chống buồn nôn khi không có chỉ định của bác sĩ.
Hầu hết các cơn buồn nôn và nôn ói đều diễn ra khá nhanh, các em bé và trẻ lớn hơn thường có thể kiểm soát chúng tốt mà không cần đến loại thuốc nào cả. Ngoài ra, thuốc chống buồn nôn còn ẩn chứa các nguy cơ và biến chứng đối với bé.
Thuốc được kê đơn cho người khác (như anh chị của bé) hoặc cho bệnh khác có thể không có tác dụng gì hoặc thậm chí còn gây nguy hiểm cho em bé.
Khi bé bệnh cần phải đi khám bác sĩ để có một đơn thuốc riêng phù hợp.
Trong thực tế, các loại thuốc gây nôn có thể có hại nhiều hơn là lợi khi một đứa trẻ nôn mửa liên tục.
Viện Nhi khoa Hoa kỳ khuyến cáo không nên sử dụng thuốc ho và cảm cúm không cần toa cho trẻ nhỏ.
Nghiên cứu cho thấy chúng không giúp làm dịu triệu chứng ở trẻ ở lứa tuổi này, mà còn có thể gây gại cho bé, đặc biệt là với liều lượng không phù hợp cho trẻ. Ngoài tác dụng phụ gây khó ngủ hoặc mất ngủ, đau bụng, nổi mẩn hoặc phát ban, trẻ có thể gặp phải những biến chứng nặng hơn như nhịp tim nhanh bất thường, co giật hoặc thậm chí là tử vong.
Việc cho bé dùng các loại thuốc của người lớn trong nhà với liều lượng nhỏ hơn là hết sức nguy hiểm.
Hãy vứt bỏ tất cả thuốc men, kể cả có kê đơn hoặc không kê đơn ngay khi chúng hết hạn sử dụng. Vì sau khi hết hạn, thuốc không có tác dụng chữa bệnh mà còn có thể gây hại.
Một số loại thuốc chứa acetaminophen để giúp giảm sốt và đau, vì vậy nên thận trọng khi dùng kết hợp các loại thuốc để tránh làm tăng liều acetaminophen mà bé hấp thụ vào cơ thể. Nếu bạn không chắc chắn về các loại thuốc, đừng cho bé uống acetaminophen hay ibuprofen đến khi được sự cho phép của bác sĩ.