Nước chiếm 70-80% trọng lượng, đảm nhiệm vai trò duy trì hoạt động bình thường của cơ thể. Nếu không được cung cấp đủ, cơ thể sẽ bị mất nước dẫn tới những rủi ro sức khỏe khôn lường. (Ảnh minh họa)Điều kiện kinh tế ngày càng phát triển, mọi người có nhiều lựa chọn đồ uống hàng ngày cho mình. Trong số đó, phổ biến hơn cả là nước đun sôi để nguội và trà. Nhiều người băn khoăn nên uống loại nào thời gian dài sẽ tốt hơn. Để trả lời thắc mắc trên, chuyên gia phân tích tác động sức khỏe của từng loại với cơ thể.Ở đó, nước đun sôi là đồ uống phổ biến nhất. Nước có khả năng cung cấp nguồn khoáng chất, vận chuyển chất dinh dưỡng, oxy cần thiết cho các tế bào, nuôi dưỡng tế bào trong mọi hoạt động của cơ thể.Khi đi vào cơ thể, nước có thể điều hoà thân nhiệt cân bằng ở ngưỡng 37°C, thân nhiệt của chúng ta sẽ tự động điều chỉnh khi thời tiết thay đổi nóng lạnh nhờ có nước.Nước chuyển đổi thức ăn thành năng lượng, giúp đào thải các độc tố, các chất cặn bã cơ thể không thể hấp thu được thông qua đường nước tiểu và phân. Nước còn làm trơn các khớp xương, giúp xương khớp hoạt động nhịp nhàng, trơn tru và tránh tổn thương.Mỗi ngày, người trưởng thành khỏe mạnh cần duy trì 1,8-2l. Lưu ý, bạn nên chủ động uống nước, không đợi đến khi khát mới uống. Cảm thấy khát đồng nghĩa với việc cơ thể có dấu hiệu thiếu nước. Nên uống lượng nhỏ trong nhiều lần, tránh uống dồn một lượng nước lớn.Trà là đồ uống được nhiều người cao tuổi chọn làm đồ uống hàng ngày bởi rất hợp khẩu vị. Phân tích thành phần của chúng, các nhà khoa học nhận thấy trà chứa cafein và polyphenol có thể giúp hệ thần kinh hưng phấn, giúp tinh thần phấn chấn.Ngoài ra, trà còn chứa nhiều catechin có tác dụng ức chế và đề kháng đối với một số vi khuẩn có hại mà không gây ảnh hưởng đến các lợi khuẩn đường ruột, giúp cơ thể hoạt động khỏe mạnh.Tuy nhiên, không nên uống trà nóng bởi nhiệt độ cao sẽ gây cảm giác kích thích thực quản và dạ dày, gây tổn thương các cơ quan này. Để tránh gây tổn thương thành ruột, nhiệt độ trà không nên quá 62°C.Quá trình nghiên cứu, chuyên gia ghi nhận tổng lượng chất có thể chiết được từ trà trong lần hãm đầu chiếm 52%, lần hai và lần ba lần lượt chiếm 33%, 10%. Nếu trà được hãm nhiều lần, tỷ lệ trà chỉ còn 1-2% và còn phát sinh một số chất có hại.Từ phân tích trên, các nhà khoa học cho rằng uống trà hay nước đun sôi đều có lợi cho sức khỏe. Vậy nhưng, quá trình uống cần thực hiện một cách khoa học, tránh những điều kiêng kị mới có thể bổ sung đủ lượng, đạt được mục đích dưỡng ẩm.Lưu ý, không giống nước đun sôi, trà rất tốt song có những người không nên uống trà. Chẳng hạn, người mắc bệnh đường tiêu hóa không nên uống trà. Nguyên nhân bởi thể trạng những người mắc bệnh này không tốt, uống nhiều trà sẽ kích thích thần kinh và dạ dày, khiến tình trạng bệnh ngày càng diễn biến xấu.Người cao huyết áp hoặc mắc các bệnh về thần kinh cũng không nên uống trà. Như phân tích ở trên, trà có chứa caffeine, theophylline và catechin. Những chất này đi vào cơ thể sẽ gây kích thích thần kinh, làm tăng nhịp đập của tim khiến bệnh tình càng trầm trọng hơn. Bệnh nhân huyết áp cao uống nhiều trà đặc, chất caffeine trong trà sẽ khiến huyết áp tăng cao, gây hại cho sức khỏe.Những người mắc bệnh thiếu máu cũng cần tránh uống trà. Theo The Health Site, chất tannin trong trà cản trở sự hấp thu sắt từ thực phẩm, khiến cơ thể không nhận được đủ sắt. Vì thế, người thiếu máu không nên uống chúng. Ngoài ra, chất caffeine của trà làm tăng nhiệt độ cơ thể và giảm hiệu quả của thuốc, do vậy, người bị sốt cũng nên tránh xa trà. Mời độc giả xem thêm video: Tác dụng của đậu xanh đối với sức khỏe. Nguồn video: Hanoitv
Nước chiếm 70-80% trọng lượng, đảm nhiệm vai trò duy trì hoạt động bình thường của cơ thể. Nếu không được cung cấp đủ, cơ thể sẽ bị mất nước dẫn tới những rủi ro sức khỏe khôn lường. (Ảnh minh họa)
Điều kiện kinh tế ngày càng phát triển, mọi người có nhiều lựa chọn đồ uống hàng ngày cho mình. Trong số đó, phổ biến hơn cả là nước đun sôi để nguội và trà. Nhiều người băn khoăn nên uống loại nào thời gian dài sẽ tốt hơn. Để trả lời thắc mắc trên, chuyên gia phân tích tác động sức khỏe của từng loại với cơ thể.
Ở đó, nước đun sôi là đồ uống phổ biến nhất. Nước có khả năng cung cấp nguồn khoáng chất, vận chuyển chất dinh dưỡng, oxy cần thiết cho các tế bào, nuôi dưỡng tế bào trong mọi hoạt động của cơ thể.
Khi đi vào cơ thể, nước có thể điều hoà thân nhiệt cân bằng ở ngưỡng 37°C, thân nhiệt của chúng ta sẽ tự động điều chỉnh khi thời tiết thay đổi nóng lạnh nhờ có nước.
Nước chuyển đổi thức ăn thành năng lượng, giúp đào thải các độc tố, các chất cặn bã cơ thể không thể hấp thu được thông qua đường nước tiểu và phân. Nước còn làm trơn các khớp xương, giúp xương khớp hoạt động nhịp nhàng, trơn tru và tránh tổn thương.
Mỗi ngày, người trưởng thành khỏe mạnh cần duy trì 1,8-2l. Lưu ý, bạn nên chủ động uống nước, không đợi đến khi khát mới uống. Cảm thấy khát đồng nghĩa với việc cơ thể có dấu hiệu thiếu nước. Nên uống lượng nhỏ trong nhiều lần, tránh uống dồn một lượng nước lớn.
Trà là đồ uống được nhiều người cao tuổi chọn làm đồ uống hàng ngày bởi rất hợp khẩu vị. Phân tích thành phần của chúng, các nhà khoa học nhận thấy trà chứa cafein và polyphenol có thể giúp hệ thần kinh hưng phấn, giúp tinh thần phấn chấn.
Ngoài ra, trà còn chứa nhiều catechin có tác dụng ức chế và đề kháng đối với một số vi khuẩn có hại mà không gây ảnh hưởng đến các lợi khuẩn đường ruột, giúp cơ thể hoạt động khỏe mạnh.
Tuy nhiên, không nên uống trà nóng bởi nhiệt độ cao sẽ gây cảm giác kích thích thực quản và dạ dày, gây tổn thương các cơ quan này. Để tránh gây tổn thương thành ruột, nhiệt độ trà không nên quá 62°C.
Quá trình nghiên cứu, chuyên gia ghi nhận tổng lượng chất có thể chiết được từ trà trong lần hãm đầu chiếm 52%, lần hai và lần ba lần lượt chiếm 33%, 10%. Nếu trà được hãm nhiều lần, tỷ lệ trà chỉ còn 1-2% và còn phát sinh một số chất có hại.
Từ phân tích trên, các nhà khoa học cho rằng uống trà hay nước đun sôi đều có lợi cho sức khỏe. Vậy nhưng, quá trình uống cần thực hiện một cách khoa học, tránh những điều kiêng kị mới có thể bổ sung đủ lượng, đạt được mục đích dưỡng ẩm.
Lưu ý, không giống nước đun sôi, trà rất tốt song có những người không nên uống trà. Chẳng hạn, người mắc bệnh đường tiêu hóa không nên uống trà. Nguyên nhân bởi thể trạng những người mắc bệnh này không tốt, uống nhiều trà sẽ kích thích thần kinh và dạ dày, khiến tình trạng bệnh ngày càng diễn biến xấu.
Người cao huyết áp hoặc mắc các bệnh về thần kinh cũng không nên uống trà. Như phân tích ở trên, trà có chứa caffeine, theophylline và catechin. Những chất này đi vào cơ thể sẽ gây kích thích thần kinh, làm tăng nhịp đập của tim khiến bệnh tình càng trầm trọng hơn. Bệnh nhân huyết áp cao uống nhiều trà đặc, chất caffeine trong trà sẽ khiến huyết áp tăng cao, gây hại cho sức khỏe.
Những người mắc bệnh thiếu máu cũng cần tránh uống trà. Theo The Health Site, chất tannin trong trà cản trở sự hấp thu sắt từ thực phẩm, khiến cơ thể không nhận được đủ sắt. Vì thế, người thiếu máu không nên uống chúng. Ngoài ra, chất caffeine của trà làm tăng nhiệt độ cơ thể và giảm hiệu quả của thuốc, do vậy, người bị sốt cũng nên tránh xa trà.
Mời độc giả xem thêm video: Tác dụng của đậu xanh đối với sức khỏe. Nguồn video: Hanoitv