Bộ phận cơ thể nào cũng có thể bị nhiễm nấm. Nấm thường xuất hiện cùng với nhiều loại vi khuẩn và khi nấm phát triển quá nhiều thì đó là lúc bạn đã bị viêm. Bệnh nấm móng là một dạng nhiễm nấm ở móng tay hoặc móng chân. Bệnh này ban đầu thường không nặng nên dù có một số sự thay đổi ở móng tay hay móng chân nhưng rất ít người chú ý. Bệnh do sự phát triển nấm quá đà ở trên bề mặt, kẽ hay bên dưới móng. Nấm móng phát triển mạnh trong thời tiết ấm, môi trường ẩm. Nguyên nhân lây lan bệnh nấm móng có thể là do tiếp xúc với người bị nấm móng hoặc bị lây từ các vật dụng hay dùng cho móng như kìm cắt móng, bấm móng, dũa móng. Ngoài ra, bạn cũng rất dễ bị nấm chân khi trời mưa vì chân bị ngâm trong nước bẩn. Những người có nguy cơ bị nấm chân là người bị tiểu đường, người bị bệnh khiến máu lưu thông kém, hay đi bơi, bị thương ở móng, bị thương ở vùng da xung quanh móng, để móng tay và móng chân bị ẩm trong thời gian dài, đi giày bít mũi hoặc những người có hệ miễn dịch yếu. Đàn ông dễ bị nấm móng hơn phụ nữ cũng như người lớn dễ mắc bệnh này hơn trẻ em. Dấu hiệu của bệnh nấm móng có thể không rõ ràng lắm cho đến khi đóng vảy dưới móng, trên móng xuất hiện vệt màu trắng hoặc màu vàng hoặc khóe móng bị vỡ…Nếu nấm móng ở mức độ nhẹ có thể thực hiện ngay một số biện pháp điều trị tại nhà như sau. Dấm táo là một dạng axit nhẹ nên có thể ngăn chặn nấm móng lây lan đồng thời có tác dụng diệt nấm và vi khuẩn. Pha dấm táo với nước theo tỷ lệ 1:1 rồi ngâm móng khoảng 30 phút sau đó dùng khăn lau khô. Chỉ cần thực hiện mỗi ngày trong khoảng vài tuần là nấm móng sẽ hết. Tinh dầu trà là một chất khử trùng với tính năng kháng nấm nên có thể dùng để điều trị nấm móng. Tinh dầu trà cũng có thể dùng để điều trị một số bệnh viêm da khác. Chỉ cần nhỏ vài giọt dầu trà vào một thìa dầu oliu hoặc dầu dừa rồi dùng bông thấm và bôi vào chỗ bị nấm, để khoảng 10 phút. Sau đó bôi kem đánh răng vào và cọ sạch. Thực hiện 2-3 lần mỗi ngày cho đến khi đỡ. Muối nở có sẵn trong bếp cũng có thể dùng để điều trị nấm chân. Trộn nửa cốc bột muối nở với ¼ cốc oxy già 3% và muối rồi pha với nước nóng cho tan, tiếp đến đổ thêm một ít dấm trắng vào. Ngâm móng vào dung dịch này trong khoảng 10 phút rồi rửa lại bằng nước sạch và lau khô chân.Nước xúc miệng Listerine có tác dụng diệt vi khuẩn trong miệng cũng có thể dùng để điều trị nấm chân. Ngâm chân trong nước xúc miệng hoặc nước xúc miệng pha loãng với dấm trắng rồi ngâm móng khoảng 30 phút. Sau đó nhẹ nhàng chà xát móng, rửa sạch và lau khô.
Bộ phận cơ thể nào cũng có thể bị nhiễm nấm. Nấm thường xuất hiện cùng với nhiều loại vi khuẩn và khi nấm phát triển quá nhiều thì đó là lúc bạn đã bị viêm.
Bệnh nấm móng là một dạng nhiễm nấm ở móng tay hoặc móng chân. Bệnh này ban đầu thường không nặng nên dù có một số sự thay đổi ở móng tay hay móng chân nhưng rất ít người chú ý. Bệnh do sự phát triển nấm quá đà ở trên bề mặt, kẽ hay bên dưới móng. Nấm móng phát triển mạnh trong thời tiết ấm, môi trường ẩm.
Nguyên nhân lây lan bệnh nấm móng có thể là do tiếp xúc với người bị nấm móng hoặc bị lây từ các vật dụng hay dùng cho móng như kìm cắt móng, bấm móng, dũa móng. Ngoài ra, bạn cũng rất dễ bị nấm chân khi trời mưa vì chân bị ngâm trong nước bẩn.
Những người có nguy cơ bị nấm chân là người bị tiểu đường, người bị bệnh khiến máu lưu thông kém, hay đi bơi, bị thương ở móng, bị thương ở vùng da xung quanh móng, để móng tay và móng chân bị ẩm trong thời gian dài, đi giày bít mũi hoặc những người có hệ miễn dịch yếu.
Đàn ông dễ bị nấm móng hơn phụ nữ cũng như người lớn dễ mắc bệnh này hơn trẻ em. Dấu hiệu của bệnh nấm móng có thể không rõ ràng lắm cho đến khi đóng vảy dưới móng, trên móng xuất hiện vệt màu trắng hoặc màu vàng hoặc khóe móng bị vỡ…Nếu nấm móng ở mức độ nhẹ có thể thực hiện ngay một số biện pháp điều trị tại nhà như sau.
Dấm táo là một dạng axit nhẹ nên có thể ngăn chặn nấm móng lây lan đồng thời có tác dụng diệt nấm và vi khuẩn. Pha dấm táo với nước theo tỷ lệ 1:1 rồi ngâm móng khoảng 30 phút sau đó dùng khăn lau khô. Chỉ cần thực hiện mỗi ngày trong khoảng vài tuần là nấm móng sẽ hết.
Tinh dầu trà là một chất khử trùng với tính năng kháng nấm nên có thể dùng để điều trị nấm móng. Tinh dầu trà cũng có thể dùng để điều trị một số bệnh viêm da khác. Chỉ cần nhỏ vài giọt dầu trà vào một thìa dầu oliu hoặc dầu dừa rồi dùng bông thấm và bôi vào chỗ bị nấm, để khoảng 10 phút. Sau đó bôi kem đánh răng vào và cọ sạch. Thực hiện 2-3 lần mỗi ngày cho đến khi đỡ.
Muối nở có sẵn trong bếp cũng có thể dùng để điều trị nấm chân. Trộn nửa cốc bột muối nở với ¼ cốc oxy già 3% và muối rồi pha với nước nóng cho tan, tiếp đến đổ thêm một ít dấm trắng vào. Ngâm móng vào dung dịch này trong khoảng 10 phút rồi rửa lại bằng nước sạch và lau khô chân.
Nước xúc miệng Listerine có tác dụng diệt vi khuẩn trong miệng cũng có thể dùng để điều trị nấm chân. Ngâm chân trong nước xúc miệng hoặc nước xúc miệng pha loãng với dấm trắng rồi ngâm móng khoảng 30 phút. Sau đó nhẹ nhàng chà xát móng, rửa sạch và lau khô.