Trẻ nhỏ 4-5 tuổi đã bị mỡ đọng “trắng gan” vì món ăn ưa thích

Google News

Thói quen ăn uống nhiều chất béo cũng là nguyên nhân gây nên tình trạng gan nhiễm mỡ không do rượu đặc biệt ngay cả trẻ nhỏ 4, 5 tuổi cũng đã bị gan nhiễm mỡ.

Tre nho 4-5 tuoi da bi mo dong “trang gan” vi mon an ua thich
Ảnh minh hoạ 
4,5 tuổi đã gan nhiễm mỡ
GS Đào Văn Long – Nguyên trưởng khoa Tiêu hoá, Bệnh viện Bạch Mai chia sẻ có bệnh gan nhiễm mỡ ngày càng phổ biến và nhiều người còn rất trẻ đã bị gan nhiễm mỡ thậm chí có những trẻ chưa học lớp 1 nhưng gan đã trắng xoá mỡ.
Trường hợp của 1 bé trai 5 tuổi, trú tại Hà Nội được bố mẹ đưa đi khám vì bé mệt mỏi và hơi đau hạ sườn. Qua thăm khám xét nghiệm bác sĩ phát hiện chỉ số triglyceride rất cao nên cho biết bé bị gan nhiễm mỡ. Bố mẹ của cháu không tin vì bé còn nhỏ, không rượu bia thì không thể nào mắc bệnh của người lớn hay nhậu nhẹt được.
Sau đó bố mẹ bé đưa bé đi kiểm tra thêm và chẩn đoán gan nhiễm mỡ độ hai. Đo độ đàn hồi của gan và siêu âm bác sĩ phát hiện lượng mỡ chiếm tới gần nửa khối lượng của gan.
Theo GS Long bình thường, lượng mỡ trong gan chiếm từ 0,8 đến 1,5% và tồn tại dưới dạng các phân tử nhỏ không quan sát được bằng kính hiển vi quang học. Tuy nhiên, khi lượng mỡ trong gan vượt quá 5% trọng lượng của gan và tích lũy dưới dạng các hạt triglyceride thấy được dưới kính hiển vi quang học thì đây được xác định là bệnh lý gan nhiễm mỡ hay còn gọi là gan thoái hóa mỡ.
Bệnh gan nhiễm mỡ ở trẻ nhỏ, phụ nữ không do rượu là tình trạng tích tụ mỡ ở gan ở những người uống ít hoặc không uống rượu.
Bệnh gan nhiễm mỡ không do rượu được phân loại thành 2 loại: gan nhiễm mỡ đơn thuần và viêm gan thoái hóa mỡ không do rượu.
Gan nhiễm mỡ đơn thuần: khi lượng mỡ trong tế bào gan lớn hơn hoặc bằng 5% thể tích. Khoảng 25% dân số thế giới bị mắc bệnh này. Trước đây, người ta cho rằng bệnh lý này tương đối lành tính, nhưng gần đây, các nghiên cứu chỉ ra rằng gan nhiễm mỡ đơn thuần có thể diễn biến thành viêm gan, xơ gan, thậm chí là ung thư gan.
Gan nhiễm mỡ kiêng gì
Viêm gan thoái hóa mỡ không do rượu: ngoài thoái hóa mỡ còn bị viêm và xơ hóa gan. Tại Mỹ, khoảng 5-6% dân số mắc bệnh này và khoảng ¼ trong số bệnh nhân đó tiến triển thành xơ gan.
Về lý thuyết, gan nhiễm mỡ được chia làm 4 độ:
Độ 0: Lượng mỡ trong gan ít hơn 5% trọng lượng của gan
Độ 1: lượng mỡ trong gan từ 5% đến dưới 33% trọng lượng của gan.
Độ 2: Lượng mỡ trong gan từ 33% đến dưới 66% trọng lượng của gan.
Độ 3: Lượng mỡ bằng hoặc lớn hơn 66% trọng lượng của gan. Trong thực hành lâm sàng, mức độ nhiễm mỡ của gan thường được xác định bằng siêu âm hoặc đo độ đàn hồi của gan. Trường hợp cần thiết có thể bổ sung chụp cắt lớp vi tính, chụp cộng hưởng từ, sinh thiết gan.
Gan nhiễm mỡ là bệnh lý tiến triển âm thầm, thường không có triệu chứng gì. Do vậy, bệnh thường được phát hiện 1 cách tình cờ khi kiểm tra máu, làm siêu âm hoặc đo độ đàn hồi của gan. Một số trường hợp có các triệu chứng mệt mỏi, chán ăn, đau hạ sườn phải, gan hơi to, ấn tức.
Những người có nguy cơ bị gan nhiễm mỡ như béo bụng, người Việt Nam có vòng bụng trên 94cm đối với nam và trên 80cm đối với nữ, thừa cân, béo phì.
Những người có chỉ số đường máu trên 100mg/dl (5,6mmol/l) hoặc đang điều trị đái tháo đường, người có huyết áp trên 130/85 hoặc đang điều trị tăng huyết áp. Những người có chỉ số Trigrlycerid trên 150mg/dl (1,7 mmol/l), hoặc đang điều trị tăng Trigrlycerid. Những người có chỉ số HDL dưới 40 mg/dl, (1,03 mmol/l) đối với nam, dưới 50 mg/dl (tức là 1,29 mmol/l) đối với nữ hoặc đang điều trị giảm HDL.
Ngoài ra một số đối tượng như phụ nữ có thai, người suy dinh dưỡng, người mắc bệnh viêm gan B, C, người đang dùng kháng sinh, thuốc chống đông, thuốc kháng viêm, cũng thuộc diện có nguy cơ cao.
Khi nghi ngờ gan nhiễm mỡ bác sĩ có thể cho làm các xét nghiệm máu, men gan, mỡ máu, đường máu và một số xét nghiệm tùy thuộc vào tình trạng của từng bệnh nhân. Siêu âm gan, đo độ đàn hồi để xác định mức độ nhiễm mỡ và xơ hóa như Elastography hay Fibroscan.
Một số trường hợp cần thiết có thể chụp CT cộng hưởng từ hoặc CT sinh thiết gan.
GS Long nhấn mạnh khi bị gan nhiễm mỡ không thể điều trị bằng thuốc mà chỉ cải thiện chế đô ăn, lối sinh hoạt. Nguyên tắc là nên ăn ít một chút so với sức ăn của bản thân. Ví dụ: sức ăn 10 chỉ nên ăn 8-9. Khẩu phần ăn cần hạn chế đường, chất béo, muối và rượu. Tập thể dục bằng vận động vừa phải trung bình 1 giờ mỗi ngày (tối thiểu là 30 phút). Người bệnh nên ăn các loại thịt gia cầm, cá tôm, đạm từ thực vật như đậu phụ…hạn chế ăn các loại thịt có màu đỏ như thịt bò, thịt trâu, thịt chó…
Theo Infonet

>> xem thêm

Bình luận(0)