Táo. Táo là loại trái cây có hàm lượng quercetin cao nhất. Quercetin là một chất có tác dụng ổn định màng tế bào, do đó làm hạn chế giải phóng chất trung gian hoá học của dị ứng là histamin, còn là chất có khả năng chống oxy hoá nên có thể bảo vệ tế bào trước những tác nhân gây hại, trong đó có tác nhân gây dị ứng, và đặc biệt là tác dụng kháng histamin, làm histamin bị giảm tác dụng trong cơ chế dị ứng.Nghệ. Ngoài giá trị ẩm thực, nghệ còn có tác dụng trong phòng và điều trị dị ứng. Kinh nghiệm dân gian cho thấy, dùng nghệ tốt cho người bị viêm ruột và viêm đường hô hấp. Khoa học cũng chứng minh nghệ chứa hoạt chất curcumin, giúp tăng cường sức đề kháng và chữa dị ứng nhờ tác dụng ức chế các sản phẩm trung gian gây viêm dị ứng trong hen như leukotrien.Tỏi. Tỏi cũng có chứa nhiều quercetin, một “vũ khí” bí mật có công dụng tuyệt vời trong việc chống dị ứng bằng cách hoạt động như một chất kháng histamin. Quercetin cũng đóng vai trò như vitamin C và ức chế viêm trong cơ thể, giúp ngăn chặn các bệnh lý phụ liên quan đến tình trạng viêm do dị ứng, chẳng hạn như nghẹt mũi.Chanh. Từ xưa ông bà chúng ta đã dùng chanh để chống ho dị ứng, trị ho khan, ho đàm, ho gió - những biểu hiện của bệnh dị ứng thời tiết. Chanh có chứa nhiều vitamin C, có tác dụng chống lại hoạt tính của histamin, giảm được hiện tượng mề đay dị ứng. Mỗi ngày một cốc nước chanh vắt là một chế độ bổ sung tốt nhất.Trà xanh. Sử dụng nước trà xanh là một trong những cách trị dị ứng da mặt hiệu quả cho bạn. Khi bị dị ứng bạn có thể rửa mặt bằng nước trà xanh để giúp da kháng khuẩn hiệu quả. Ngoài ra, bạn có thể uống nước trà xanh mỗi ngày 1 đến 2 chén cùng với mật ong để chữa dị ứng.Gừng tươi. Gừng tươi có chứa các chất chống viêm và chống oxy hóa tự nhiên tốt cho sức khỏe, giúp cơ thể chống lại các tác nhân gây dị ứng.
Táo. Táo là loại trái cây có hàm lượng quercetin cao nhất. Quercetin là một chất có tác dụng ổn định màng tế bào, do đó làm hạn chế giải phóng chất trung gian hoá học của dị ứng là histamin, còn là chất có khả năng chống oxy hoá nên có thể bảo vệ tế bào trước những tác nhân gây hại, trong đó có tác nhân gây dị ứng, và đặc biệt là tác dụng kháng histamin, làm histamin bị giảm tác dụng trong cơ chế dị ứng.
Nghệ. Ngoài giá trị ẩm thực, nghệ còn có tác dụng trong phòng và điều trị dị ứng. Kinh nghiệm dân gian cho thấy, dùng nghệ tốt cho người bị viêm ruột và viêm đường hô hấp. Khoa học cũng chứng minh nghệ chứa hoạt chất curcumin, giúp tăng cường sức đề kháng và chữa dị ứng nhờ tác dụng ức chế các sản phẩm trung gian gây viêm dị ứng trong hen như leukotrien.
Tỏi. Tỏi cũng có chứa nhiều quercetin, một “vũ khí” bí mật có công dụng tuyệt vời trong việc chống dị ứng bằng cách hoạt động như một chất kháng histamin. Quercetin cũng đóng vai trò như vitamin C và ức chế viêm trong cơ thể, giúp ngăn chặn các bệnh lý phụ liên quan đến tình trạng viêm do dị ứng, chẳng hạn như nghẹt mũi.
Chanh. Từ xưa ông bà chúng ta đã dùng chanh để chống ho dị ứng, trị ho khan, ho đàm, ho gió - những biểu hiện của bệnh dị ứng thời tiết. Chanh có chứa nhiều vitamin C, có tác dụng chống lại hoạt tính của histamin, giảm được hiện tượng mề đay dị ứng. Mỗi ngày một cốc nước chanh vắt là một chế độ bổ sung tốt nhất.
Trà xanh. Sử dụng nước trà xanh là một trong những cách trị dị ứng da mặt hiệu quả cho bạn. Khi bị dị ứng bạn có thể rửa mặt bằng nước trà xanh để giúp da kháng khuẩn hiệu quả. Ngoài ra, bạn có thể uống nước trà xanh mỗi ngày 1 đến 2 chén cùng với mật ong để chữa dị ứng.
Gừng tươi. Gừng tươi có chứa các chất chống viêm và chống oxy hóa tự nhiên tốt cho sức khỏe, giúp cơ thể chống lại các tác nhân gây dị ứng.