Thịt trâu lá trơng. Món đặc sản Quảng Trị này mang tên hai nguyên liệu chính: thịt trâu và lá trơng (trơơng). Sự kết hợp giữa thịt trâu non và loại là rừng mọc hoang khắp Quảng Trị đem lại mùi thơm cay rất đặc trưng. của món ăn. Có 2 món chính được khách ưa chuộng nhất là thịt trâu lá trơng nướng và thịt trâu xào lá trơng.Người thích vị ngọt mềm, thơm nưng nức của thịt trâu còn nguyên vị thì gọi thịt nướng ăn với rau cải, tiêu ớt xanh và nước tương pha tương ớt. Người muốn đậm đà nhiều vị hơn thì gọi thịt xào vừa chín tới. Món nào cũng thơm ngon vô cùng. Đặc biệt thịt trâu lá trơng mà ăn vào những ngày mưa lạnh thì tuyệt.Lòng sả. Tiết heo hoặc tiết vịt được đánh tan vụn, đổ nước vào, nấu chung với gạo rang, đậu xanh cho nhừ. Lòng heo hoặc vịt được làm sạch, cắt miếng vừa ăn rồi thả vào nồi đang đun, sôi lần nữa là ăn được. Món đặc sản Quảng Trị này được cho rất nhiều ớt, ăn cay xé lòng, tê lưỡi. Người Quảng Trị thường chọn lòng sả những khi trời mưa để ấm lòng. Hoặc mỗi khi người cảm mạo, cần ra mồ hôi thì lòng sả là phương thức diệu kỳ, tác dụng không kém cháo hành tía tô.Cháo vạt giường. Gọi là cháo nhưng lại không phải là cháo như bình thường mà nấu bằng sợi bột gạo với cá lóc. Dân địa phương gọi là cháo cá, còn người phương xa hay nhắc đến nó với cái tên cháo vạt giường. Ngay giữa trưa nắng đổ lửa, người Quảng Trị vẫn xì xụp món cháo vạt giường như thường. Một nhúm sợi vạt giường, chút cá lóc thơm, thêm hành ngò, ớt tươi và đổ nước dùng vào, thế là cháo đã sẵn sàng chờ khách.Bún hến Mai Xá (Gio Mai, Gio Linh). Gọi là bún hến nhưng ngon nổi tiếng lại do chắt chắt (họ hến nhưng nhỏ và màu đậm hơn). Chắt chắt phi thơm hành, gia vị đến săn lại rồi đổ nước vào, thêm vài miếng gừng là xong nồi nước dùng ngon lành, ít béo, lại rẻ tiền. Cho bún vào tô, nhón thêm nhúm rau thơm, ngò lên trên và chan nước dùng vừa làm. Khi ăn, giã thêm chén muối ớt tươi cùng gừng.Bắp hầm. Chọn những hạt bắp nếp căng tròn bóng bẩy, đãi thật sạch và ngâm sau một đêm. Sáng sớm, họ vớt ra bỏ vào nồi và đun nhẹ lửa bằng củi khô. Bắp vừa chín tới thì bật nồi, cho những thứ gia vị đã chuẩn bị sẵn từ trước như đậu xanh luộc, đường, muối, tiêu, thêm một ít mè (vừng) trộn đều vào nhau. Bắp hầm là một món đặc sản Quảng Trị khó có thể quên khi bạn đến thăm nơi này.Canh ám làng Lam. Canh ám được nấu từ 2 loại thực phẩm chính: cá lóc và rau sông. Cá lóc phải là cá lóc đồng, nếu cá có trứng là càng tuyệt vời. Còn rau sôngphải vừa hái từ trên cây xuống và rửa sạch. Nước canh rau sông vừa béo, vừa có vị chua nhạt, vị chát. Người ta thường ăn canh rau sông kèm với rau sống. Món ăn này được người Quảng Trị dùng trong các bữa ăn hàng ngày, các ngày giỗ, tết.Rau xà lách xoong. Rau này có nhiều ở vùng Gio Linh, Vĩnh Linh, Cam Lộ, Hướng Hóa, dân địa phương quen gọi là rau liệt, vì cả cây rau mọc sát trên đá. Nó có thể chế biến thành nhiều món: nấu canh với tôm tươi, luộc chấm với ruốc, làm rau sống hay xào qua với thịt bò. Đợi khi thịt bò đã chín rồi tắt lửa mới bỏ rau vào,ngọn rau chỉ nửa sống nửa chín, ăn rất giòn.Bánh khoái. Bánh khoái Quảng Trị được làm từ bột gạo, có chỗ cho thêm nấm rơm, hải sản, tuy nhiên, phổ biến nhất thì chỉ đơn giản với nhân tôm thịt giá đậu mà thôi. Bánh khoái nhỏ nhắn bằng bàn tay, vừa ăn, vỏ bánh dày và giòn rụm. Điểm quan trọng không thể thiếu là các loại rau kèm và nước chấm.Rau thì tùy từng nơi, dù thế nào cũng đủ các loại chính: cải non, chuối chát và trái vả xắt lát. Còn nước chấm, mà người Quảng Trị gọi là “nước lèo” mới thật hấp dẫn. Chế biến theo công thức riêng từ ruốc, gan và nạc heo xay nhuyễn, lạc vừng giã nhỏ, tỏi, ớt bột... nêm nếm khéo léo, thứ nước chấm này làm cho bánh khoái thật sự tròn vị.Bánh bột lọc Mỹ Chánh. Bánh làm từ củ sắn mài nho nhỏ với nhân bên trong có thể là thịt lợn, thịt gà, tôm, đậu xanh... Nổi tiếng nhất ở Quảng Trị là bánh lọc Mỹ Chánh. Vỏ bánh không bị chua hay nồng mà rất thanh.Nhìn từng chiếc bánh nhỏ xinh, trong suốt để lộ hình tôm đỏ hồng bên trong hấp dẫn không tả. Bánh bột lọc làm nhanh, ăn cũng lẹ. Cứ thế bóc vỏ ra, cầm bằng tay không chấm vào bát nước mắm pha nhạt, cho vào miệng cắn một phát hết nửa cái bánh.Bánh ít lá gai. Nguyên liệu chủ yếu là lá gai, đậu xanh, lá chuối. Bánh ít dùng trước hết để thờ cúng tiên tổ trong những ngày lễ tết, huý kỵ. Rồi trong những việc hiếu hỷ: đám cưới mời cô bác một chiếc mừng duyên mới, ma chay ăn một miếng bánh ít phân ưu. Sau nữa bánh dùng làm quà cho người đi xa, mang theo như để thể hiện tấm lòng thơm thảo của người nhà quê…Ăn một chiếc bánh ít có cảm giác dẻo dẻo, lưỡi có vị bùi của lá quết và vị ngọt của đường nhân, mũi ngửi được hương thơm của đậu đỗ xanh rắc dầu chuối, tai lắng nghe những tiếng nhai “chắp…chắp…” có vẻ khoái khẩu thèm thuồng, mắt nhìn chiếc bánh ít thì liên tưởng đến mái nhà, chợt nhớ tổ tiên qua câu gợi ca dao “ngó lên nuộc lạt mái nhà/ bao nhiêu nuộc lạt nhớ ông bà bấy nhiêu”.Bánh ướt Phương Lang. Gạo sau khi được vo sạch sẽ được ngâm nước trong một đêm. Sáng sớm hôm sau, thợ làm bánh sẽ tiến hành công đoạn xay gạo thành bột nước, rồi tráng trên hơi nước sôi. Cách tráng bánh rất đơn giản: dùng một miễng vải có độ dày vừa phải, tráng một lớp bột lên trên đó, sau đó để trên nồi hơi đậy nắp vung nồi nước sôi lại. Sau một lúc thì lấy bánh ra.Bánh phải được tráng không quá dày mà cũng không được quá mỏng. Sau khi tráng xong, bánh sẽ được xếp chồng lên nhau. Để bánh nguội rồi dùng hoặc có thể sử dụng liền. Khi dùng bánh, người bán sẽ tách từng cái bánh ra cuốn lại và cho lên dĩa. Ăn cùng với bánh ướt là rau sống và tất nhiên là không thể thiếu đó là thịt heo luộc.
Thịt trâu lá trơng. Món đặc sản Quảng Trị này mang tên hai nguyên liệu chính: thịt trâu và lá trơng (trơơng). Sự kết hợp giữa thịt trâu non và loại là rừng mọc hoang khắp Quảng Trị đem lại mùi thơm cay rất đặc trưng. của món ăn. Có 2 món chính được khách ưa chuộng nhất là thịt trâu lá trơng nướng và thịt trâu xào lá trơng.
Người thích vị ngọt mềm, thơm nưng nức của thịt trâu còn nguyên vị thì gọi thịt nướng ăn với rau cải, tiêu ớt xanh và nước tương pha tương ớt. Người muốn đậm đà nhiều vị hơn thì gọi thịt xào vừa chín tới. Món nào cũng thơm ngon vô cùng. Đặc biệt thịt trâu lá trơng mà ăn vào những ngày mưa lạnh thì tuyệt.
Lòng sả. Tiết heo hoặc tiết vịt được đánh tan vụn, đổ nước vào, nấu chung với gạo rang, đậu xanh cho nhừ. Lòng heo hoặc vịt được làm sạch, cắt miếng vừa ăn rồi thả vào nồi đang đun, sôi lần nữa là ăn được. Món đặc sản Quảng Trị này được cho rất nhiều ớt, ăn cay xé lòng, tê lưỡi. Người Quảng Trị thường chọn lòng sả những khi trời mưa để ấm lòng. Hoặc mỗi khi người cảm mạo, cần ra mồ hôi thì lòng sả là phương thức diệu kỳ, tác dụng không kém cháo hành tía tô.
Cháo vạt giường. Gọi là cháo nhưng lại không phải là cháo như bình thường mà nấu bằng sợi bột gạo với cá lóc. Dân địa phương gọi là cháo cá, còn người phương xa hay nhắc đến nó với cái tên cháo vạt giường. Ngay giữa trưa nắng đổ lửa, người Quảng Trị vẫn xì xụp món cháo vạt giường như thường. Một nhúm sợi vạt giường, chút cá lóc thơm, thêm hành ngò, ớt tươi và đổ nước dùng vào, thế là cháo đã sẵn sàng chờ khách.
Bún hến Mai Xá (Gio Mai, Gio Linh). Gọi là bún hến nhưng ngon nổi tiếng lại do chắt chắt (họ hến nhưng nhỏ và màu đậm hơn). Chắt chắt phi thơm hành, gia vị đến săn lại rồi đổ nước vào, thêm vài miếng gừng là xong nồi nước dùng ngon lành, ít béo, lại rẻ tiền. Cho bún vào tô, nhón thêm nhúm rau thơm, ngò lên trên và chan nước dùng vừa làm. Khi ăn, giã thêm chén muối ớt tươi cùng gừng.
Bắp hầm. Chọn những hạt bắp nếp căng tròn bóng bẩy, đãi thật sạch và ngâm sau một đêm. Sáng sớm, họ vớt ra bỏ vào nồi và đun nhẹ lửa bằng củi khô. Bắp vừa chín tới thì bật nồi, cho những thứ gia vị đã chuẩn bị sẵn từ trước như đậu xanh luộc, đường, muối, tiêu, thêm một ít mè (vừng) trộn đều vào nhau. Bắp hầm là một món đặc sản Quảng Trị khó có thể quên khi bạn đến thăm nơi này.
Canh ám làng Lam. Canh ám được nấu từ 2 loại thực phẩm chính: cá lóc và rau sông. Cá lóc phải là cá lóc đồng, nếu cá có trứng là càng tuyệt vời. Còn rau sôngphải vừa hái từ trên cây xuống và rửa sạch. Nước canh rau sông vừa béo, vừa có vị chua nhạt, vị chát. Người ta thường ăn canh rau sông kèm với rau sống. Món ăn này được người Quảng Trị dùng trong các bữa ăn hàng ngày, các ngày giỗ, tết.
Rau xà lách xoong. Rau này có nhiều ở vùng Gio Linh, Vĩnh Linh, Cam Lộ, Hướng Hóa, dân địa phương quen gọi là rau liệt, vì cả cây rau mọc sát trên đá. Nó có thể chế biến thành nhiều món: nấu canh với tôm tươi, luộc chấm với ruốc, làm rau sống hay xào qua với thịt bò. Đợi khi thịt bò đã chín rồi tắt lửa mới bỏ rau vào,ngọn rau chỉ nửa sống nửa chín, ăn rất giòn.
Bánh khoái. Bánh khoái Quảng Trị được làm từ bột gạo, có chỗ cho thêm nấm rơm, hải sản, tuy nhiên, phổ biến nhất thì chỉ đơn giản với nhân tôm thịt giá đậu mà thôi. Bánh khoái nhỏ nhắn bằng bàn tay, vừa ăn, vỏ bánh dày và giòn rụm. Điểm quan trọng không thể thiếu là các loại rau kèm và nước chấm.
Rau thì tùy từng nơi, dù thế nào cũng đủ các loại chính: cải non, chuối chát và trái vả xắt lát. Còn nước chấm, mà người Quảng Trị gọi là “nước lèo” mới thật hấp dẫn. Chế biến theo công thức riêng từ ruốc, gan và nạc heo xay nhuyễn, lạc vừng giã nhỏ, tỏi, ớt bột... nêm nếm khéo léo, thứ nước chấm này làm cho bánh khoái thật sự tròn vị.
Bánh bột lọc Mỹ Chánh. Bánh làm từ củ sắn mài nho nhỏ với nhân bên trong có thể là thịt lợn, thịt gà, tôm, đậu xanh... Nổi tiếng nhất ở Quảng Trị là bánh lọc Mỹ Chánh. Vỏ bánh không bị chua hay nồng mà rất thanh.
Nhìn từng chiếc bánh nhỏ xinh, trong suốt để lộ hình tôm đỏ hồng bên trong hấp dẫn không tả. Bánh bột lọc làm nhanh, ăn cũng lẹ. Cứ thế bóc vỏ ra, cầm bằng tay không chấm vào bát nước mắm pha nhạt, cho vào miệng cắn một phát hết nửa cái bánh.
Bánh ít lá gai. Nguyên liệu chủ yếu là lá gai, đậu xanh, lá chuối. Bánh ít dùng trước hết để thờ cúng tiên tổ trong những ngày lễ tết, huý kỵ. Rồi trong những việc hiếu hỷ: đám cưới mời cô bác một chiếc mừng duyên mới, ma chay ăn một miếng bánh ít phân ưu. Sau nữa bánh dùng làm quà cho người đi xa, mang theo như để thể hiện tấm lòng thơm thảo của người nhà quê…
Ăn một chiếc bánh ít có cảm giác dẻo dẻo, lưỡi có vị bùi của lá quết và vị ngọt của đường nhân, mũi ngửi được hương thơm của đậu đỗ xanh rắc dầu chuối, tai lắng nghe những tiếng nhai “chắp…chắp…” có vẻ khoái khẩu thèm thuồng, mắt nhìn chiếc bánh ít thì liên tưởng đến mái nhà, chợt nhớ tổ tiên qua câu gợi ca dao “ngó lên nuộc lạt mái nhà/ bao nhiêu nuộc lạt nhớ ông bà bấy nhiêu”.
Bánh ướt Phương Lang. Gạo sau khi được vo sạch sẽ được ngâm nước trong một đêm. Sáng sớm hôm sau, thợ làm bánh sẽ tiến hành công đoạn xay gạo thành bột nước, rồi tráng trên hơi nước sôi. Cách tráng bánh rất đơn giản: dùng một miễng vải có độ dày vừa phải, tráng một lớp bột lên trên đó, sau đó để trên nồi hơi đậy nắp vung nồi nước sôi lại. Sau một lúc thì lấy bánh ra.
Bánh phải được tráng không quá dày mà cũng không được quá mỏng. Sau khi tráng xong, bánh sẽ được xếp chồng lên nhau. Để bánh nguội rồi dùng hoặc có thể sử dụng liền. Khi dùng bánh, người bán sẽ tách từng cái bánh ra cuốn lại và cho lên dĩa. Ăn cùng với bánh ướt là rau sống và tất nhiên là không thể thiếu đó là thịt heo luộc.