Nếu như khoai tây mọc mầm chứa độc tố gây hại thì tỏi mọc mầm lại rất tốt cho sức khỏe. Thậm chí, tỏi mọc mầm còn được đánh giá cao, mang lại tác dụng sức khỏe vượt trội so với tỏi thường. (Ảnh minh họa)Kết quả nghiên cứu từng chỉ ra, tỏi mọc mầm 5 ngày chứa nhiều chất chống oxy hóa hơn tỏi khô, rất có lợi cho tim mạch, chống lại tác hại của các gốc tự do gây ung thư.Đặc biệt, so với tỏi khô, tỏi mọc mầm có nhiều lợi ích cho sức khỏe tim hơn. Nguyên nhân bởi giống như gạo, đậu và các loại hạt, thậm chí, tỏi tăng cường chất lượng dinh dưỡng theo tuổi.Tỏi mọc mầm giữ được nguyên các chất allinase, alliin có lợi. Chúng cũng chứa rất nhiều đạm, so với đạm động vật, đạm ở tỏi dễ hấp thu hơn.Nói về lợi ích của tỏi mọc mầm, chuyên gia sức khỏe cho biết dù mọc mầm song tỏi vẫn giữ được lượng vitamin C dồi dào giống như tỏi khô. Đáng lưu ý, lượng vitamin C này cực lớn, vượt trội hơn hẳn so với nhiều loại rau.Tỏi mọc mầm cũng làm chậm quá trình lão hóa, có thể ngăn ngừa sự thoái hóa liên quan tới tuổi ở nhiều cơ quan trong cơ thể.Tỏi mọc mầm tốt cho sức khỏe song không phải loại tỏi nào cũng có lợi. Khi sử dụng, chị em chú ý quan sát màu sắc bên trong tép tỏi. Nếu chúng xuất hiện chấm đen thì chứng tỏ tỏi không được bảo quản đúng cách, khiến nấm mốc phát triển.Các thực phẩm bị nấm mốc sẽ sinh ra độc tố aflatoxin. Được biết, aflatoxin (AFT) là độc tố vòng difuran được tạo ra bởi một số chủng như Aspergillus flavus và Aspergillus parasiticus. Chúng có đặc trưng mang độc tính cao và khả năng gây ung thư mạnh.Năm 1993, Viện Nghiên cứu Ung thư của WHO phân loại aflatoxin là chất gây ung thư tự nhiên, có độc tính cao, cực kỳ nguy hiểm. Chỉ cần tiêu thụ 1mg aflatoxin có thể làm tăng nguy cơ ung thư, trường hợp tiêu thụ hơn 20mg có thể dẫn tới tử vong.Nếu tép tỏi chuyển màu vàng cũng không nên ăn. Bình thường, tép tỏi sẽ có màu trắng ngà, mùi thơm đặc trưng. Những tép tỏi chuyển hẳn sang màu vàng chứng tỏ đã bị biến chất, không mang lại lợi ích sức khỏe cho người sử dụng.Thực tế, những củ tỏi chuyển sang màu vàng thường là tỏi đã để quá lâu, mất độ ẩm, mùi vị kém. Dùng chúng làm gia vị cũng khó có thể giúp món ăn ngon hơn. Mời độc giả xem thêm video: Hướng dẫn xử trí ngộ độc thực phẩm tại nhà. Nguồn video: Vinmec
Nếu như khoai tây mọc mầm chứa độc tố gây hại thì tỏi mọc mầm lại rất tốt cho sức khỏe. Thậm chí, tỏi mọc mầm còn được đánh giá cao, mang lại tác dụng sức khỏe vượt trội so với tỏi thường. (Ảnh minh họa)
Kết quả nghiên cứu từng chỉ ra, tỏi mọc mầm 5 ngày chứa nhiều chất chống oxy hóa hơn tỏi khô, rất có lợi cho tim mạch, chống lại tác hại của các gốc tự do gây ung thư.
Đặc biệt, so với tỏi khô, tỏi mọc mầm có nhiều lợi ích cho sức khỏe tim hơn. Nguyên nhân bởi giống như gạo, đậu và các loại hạt, thậm chí, tỏi tăng cường chất lượng dinh dưỡng theo tuổi.
Tỏi mọc mầm giữ được nguyên các chất allinase, alliin có lợi. Chúng cũng chứa rất nhiều đạm, so với đạm động vật, đạm ở tỏi dễ hấp thu hơn.
Nói về lợi ích của tỏi mọc mầm, chuyên gia sức khỏe cho biết dù mọc mầm song tỏi vẫn giữ được lượng vitamin C dồi dào giống như tỏi khô. Đáng lưu ý, lượng vitamin C này cực lớn, vượt trội hơn hẳn so với nhiều loại rau.
Tỏi mọc mầm cũng làm chậm quá trình lão hóa, có thể ngăn ngừa sự thoái hóa liên quan tới tuổi ở nhiều cơ quan trong cơ thể.
Tỏi mọc mầm tốt cho sức khỏe song không phải loại tỏi nào cũng có lợi. Khi sử dụng, chị em chú ý quan sát màu sắc bên trong tép tỏi. Nếu chúng xuất hiện chấm đen thì chứng tỏ tỏi không được bảo quản đúng cách, khiến nấm mốc phát triển.
Các thực phẩm bị nấm mốc sẽ sinh ra độc tố aflatoxin. Được biết, aflatoxin (AFT) là độc tố vòng difuran được tạo ra bởi một số chủng như Aspergillus flavus và Aspergillus parasiticus. Chúng có đặc trưng mang độc tính cao và khả năng gây ung thư mạnh.
Năm 1993, Viện Nghiên cứu Ung thư của WHO phân loại aflatoxin là chất gây ung thư tự nhiên, có độc tính cao, cực kỳ nguy hiểm. Chỉ cần tiêu thụ 1mg aflatoxin có thể làm tăng nguy cơ ung thư, trường hợp tiêu thụ hơn 20mg có thể dẫn tới tử vong.
Nếu tép tỏi chuyển màu vàng cũng không nên ăn. Bình thường, tép tỏi sẽ có màu trắng ngà, mùi thơm đặc trưng. Những tép tỏi chuyển hẳn sang màu vàng chứng tỏ đã bị biến chất, không mang lại lợi ích sức khỏe cho người sử dụng.
Thực tế, những củ tỏi chuyển sang màu vàng thường là tỏi đã để quá lâu, mất độ ẩm, mùi vị kém. Dùng chúng làm gia vị cũng khó có thể giúp món ăn ngon hơn.
Mời độc giả xem thêm video: Hướng dẫn xử trí ngộ độc thực phẩm tại nhà. Nguồn video: Vinmec