Dưới đây là 7 nguy cơ bạn sẽ phải đối mặt nếu thường xuyên đi ngủ sau 11 giờ đêm.
1. Tăng nguy cơ đột tử
Những trường hợp thiếu ngủ dẫn đến đột tử không phải là nhiều, nhưng hoàn toàn có thể xảy ra.
Các nghiên cứu đã cho thấy rằng nếu thời gian ngủ từ 6,5 đến 7,5 tiếng mỗi ngày thì nguy cơ đột tử rất thấp. Nhưng nếu ngủ ít hơn 6,5 tiếng thì tỉ lệ đột tử tăng lên nhiều lần. Đặc biệt, thời gian ngủ vượt quá 9,5 tiếng hoặc kém 4,5 tiếng thì nguy cơ tử vong do đột tử là gấp đôi.
|
Ảnh minh hoạ. |
2. Tổn thương gan nghiêm trọng
Trong thời gian từ 1 giờ đến 3 giờ sáng, gan sẽ hoạt động mạnh mẽ, giúp thúc đẩy quá trình thanh lọc và giải độc cơ thể. Việc thức khuya sẽ làm rối loạn chức năng không chỉ của gan mà còn lá lách và thận, dẫn đến khả năng làm việc của các cơ quan nội tạng này giảm, gây ra các tổn thương lâu dài.
3. Suy giảm trí nhớ
Một nghiên cứu gần đây được đăng trên Tạp chí Khoa học thần kinh đã phát hiện ra rằng việc thiếu ngủ hoặc ngủ muộn ảnh hưởng nghiêm trọng đến não bộ, đặc biệt là mảng trí nhớ và kí ức. Những tổn thương này sẽ không thể chữa lành được kể cả khi ngủ bổ sung.
Đồng thời, việc ngủ muộn sau 23 giờ cũng dẫn đến các hiện tượng như chóng mặt, giảm tập trung, phản ứng chậm,…
4. Ù tai, điếc
Ngủ không đủ giấc có thể sẽ dẫn tới việc cung cấp không đủ máu cho khu vực tai trong, ảnh hưởng đến khả năng nghe. Nếu tình trạng này kéo dài, việc mất thính giác sẽ là chuyện sớm muộn.
5. Tăng nguy cơ mắc các bệnh về tim mạch
Thiếu ngủ không chỉ dẫn đến stress, nóng tính, mà nguy cơ mắc bệnh tim cũng cao hơn hẳn.
Một nghiên cứu của Hiệp hội Tim mạch Hoa Kỳ đã chỉ ra rằng, nếu ngủ ít hơn 6 giờ mỗi đêm, nguy cơ mắc bệnh tim mạch và bệnh tiểu đường sẽ tăng cao gấp 2 lần so với người bình thường.
Cũng theo Hiệp hội Nhịp tim Trung Quốc, số người đột tử vì bệnh tim mỗi năm là 550.000 người.
6. Suy giảm hệ miễn dịch
Thường xuyên thức khuya là một trong số những thói quen đặc biệt nguy hại cho sức khỏe Nó sẽ làm hỏng chu kỳ sinh lí bình thường của cơ thể, từ đó làm giảm sức đề kháng. Nguyên nhân là do cơ thể không đủ thời gian để nạp đủ năng lượng đã mất trong ngày và chuẩn bị năng lượng cho ngày hôm sau.
7. Dễ bị béo phì
Những người thức khuya lâu dài thường có sở thích ăn khuya. Khi ăn vào thời điểm đã muộn, cơ thể sẽ không đủ sức để tiêu hoá hết thức ăn, do vậy mỡ thừa sẽ hình thành và gây ra cảm giác đầy bụng. Đó cũng là lí do khiến sáng hôm sau bạn sẽ không thèm ăn, bỏ ăn sáng, dẫn đến sự mất cân bằng dinh dưỡng