Thủ phạm khiến dân công sở hay bị đãng trí

Google News

Căng thẳng, thiếu ngủ, thiếu dinh dưỡng, lưu thông máu kém... là những thủ phạm khiến dân công sở hay bị đãng trí.

1. Thiếu ngủ
Xã hội hiện đại với áp lực công việc ngày càng căng thẳng khiến cho 8 tiếng mỗi ngày ở công sở không còn đủ để giải quyết công việc. Tình trạng tăng ca,làm thêm, thức đêm… khiến cho chứng thiếu ngủ và mất ngủ ở dân văn phòng gia tăng với tốc độ chóng mặt.
Thiếu ngủ không chỉ gây mệt mỏi thiếu tập trung mà còn ảnh hưởng tiêu cực tới trí nhớ. Các nhà khoa học từ lâu đã khuyến cáo việc thiếu ngủ về lâu dài sẽ gây ra sự đãng trí.
Để khắc phục tình trạng này, việc sắp xếp thời gian biểu là vô cùng quan trọng. Bên cạnh đó, các nhà khoa học cũng khuyến khích người làm văn phòng nên ngủ các giấc ngủ ngắn 20-30 phút khi quá buồn ngủ.
2. Căng thẳng
Stress được biết đến như một thứ bệnh âm thầm hủy hoại cơ thể về nhiều mặt bao gồm cả việc tác động đến não bộ và khiến ta dễ quên và khó nhớ. Hơn bất kỳ ai, dân công sở là đối tượng hay bị đãng trí vì stress trong công việc.
Stress được biết đến như một thứ bệnh âm thầm hủy hoại cơ thể về nhiều mặt bao gồm cả việc tác động đến não bộ và khiến người ta dễ quên và khó nhớ. Ảnh minh họa. 
Về mặt lý thuyết , càng có nhiều việc tác động khiến cho người ta bị căng thẳng thì khả năng rơi vào tình trạng đãng trí càng cao. Vì lẽ đó nên ngoài những giờ làm việc căng thẳng ở văn phòng, bạn nên tìm các phương thuốc giảm căng thẳng hoặc dành thời gian thư giãn, tham gia các hoạt động thể thao.
3. Thiếu dinh dưỡng
Vì cả ngày ở văn phòng nên dân công sở đôi khi rơi vào tình trạng ăn uống không đủ dinh dưỡng. Một chế độ ăn không cung cấp đủ chất, bao gồm vitamin và các chất dinh dưỡng cần thiết sẽ làm gia tăng tình trạng mất trí nhớ ở độ tuổi dưới 30.
Ngoài chế độ dinh dưỡng, thực phẩm hợp lý giàu dưỡng chất như sắt, đạm và nguyên tố vi lượng (vitamin E, C, B1, kẽm) để hỗ trợ và ngăn chặn sự thoái hóa não thì những người làm việc văn phòng cũng nên thường xuyên rèn luyện trí lực bằng các kỹ năng giao tiếp xã hội, cộng đồng.
4. Bệnh về tuyến giáp
Các chứng bệnh về tuyến giáp như suy giáp và cường giáp, đã được biết là có tác động mạnh đến bộ nhớ của con người. Căn bệnh này cũng có yếu tố di truyền.
Và cách duy nhất để hỗ trợ trí nhớ là đến khám tại các phòng khám chuyên khoa để được kê đơn chữa bệnh triệt để. Khi các tuyến giáp hoạt động ổn định trở lại thì trí nhớ cũng sẽ tốt hơn.
5. Lưu thông máu kém
Máu là nguồn dinh dưỡng quý giá của toàn cơ thể. Do đó, khi máu lưu thông kém, các cơ quan trong cơ thể sẽ không được cung cấp đủ oxy và dưỡng chất, gây ra rất nhiều vấn đề cho sức khoẻ.
Và khi thiếu máu lên não ngoài việc bị đau đầu, rối loạn tiền đình, chóng mặt, hoa mắt, ù tai, mất ngủ kinh niên, người mắc chứng bệnh này còn bị suy giảm trí nhớ và đãng trí.
Để phòng ngừa lưu thông máu kém, cần chú ý chế độ dinh dưỡng, năng vận động cũng như sử dụng các sản phẩm hoạt huyết, bổ máu có thành phần cao bạch quả, thục địa, xuyên khung giúp làm giảm độ nhớt của máu, lưu thông máu khoẻ đến não và các bộ phận trong cơ thể giúp các bộ phận trong cơ thể hoạt động nhịp nhàng.
Theo Người Đưa Tin

Bình luận(0)