Thận là một trong những cơ quan quan trọng, không chỉ đóng vai trò bài tiết, giải độc mà còn thúc đẩy quá trình trao đổi chất của cơ thể, có ý nghĩa rất lớn đối với sức khỏe. Cùng với thời gian, thói quen sinh hoạt không tốt dưới đây có thể ảnh hưởng đến chức năng thận, tăng nguy cơ mắc bệnh thận. (Ảnh minh họa)Chế độ ăn giàu purin. Các thực phẩm như hải sản, nội tạng động vật giàu dinh dưỡng song có hàm lượng purin cao. Khi đi vào cơ thể, các nhân purin chuyển hóa thành axit uric. Cuối cùng, các axit uric này sẽ được đào thải ra ngoài qua thận.Ăn quá nhiều hải sản dẫn đến tăng axit uric và tăng gánh nặng cho thận, lâu ngày gây ra các bệnh về thận, thậm chí là suy thận. Chính vì vậy, bạn nên duy trì chế độ ăn cân đối. Những thực phẩm giàu dinh dưỡng nhưng lượng purin cao như nội tạng động vật, hải sản... tốt nhất không nên ăn quá nhiều.Nhịn tiểu. Nhịn tiểu là thói quen không tốt cho cơ thể, đặc biệt là đối với hệ tiết niệu. Nhịn tiểu khiến bàng quang giãn ra, các cơ vòng bên ngoài cũng bị kéo căng.Nhịn tiểu thời gian dài khiến bệnh nhân mất khả năng kiểm soát cơ vòng ngoài bàng quang khiến nước tiểu rò rỉ tạo thành nguyên nhân dẫn đến chuỗi bệnh lý tại thận và ngoài thận như nhiễm khuẩn niệu đạo, bàng quang, thận.Ngoài ra, giữ lượng lớn nước tiểu trong bàng quang quá lâu sẽ làm tăng nguy cơ bị lây nhiễm vi khuẩn có hại trong nước tiểu, gây ra hàng loạt chứng nhiễm trùng đường tiết niệu hoặc bàng quang. Bàng quang kết nối với hệ tiết niệu, bao gồm thận qua một ống dẫn. Do đó, việc giữ nước tiểu lâu còn dễ dẫn tới nguy cơ sỏi thận.Uống ít nước. Uống ít nước khiến cơ thể không được bổ sung lượng nước cần thiết. Thiếu nước khiến việc bài tiết chất thải không được diễn ra bình thường. Một khi thận không thể đào thải các chất độc hại trong cơ thể, bạn dễ đối diện với các vấn đề về thận như sỏi thận.Theo chuyên gia, mỗi ngày nên bổ sung khoảng 1,6l nước để duy trì quá trình tuần hoàn và trao đổi chất. Tránh uống quá ít nước hoặc đợi đến khi khát mới uống để ngăn ngừa suy giảm chức năng thận.Dùng thuốc tùy tiện. Sử dụng thuốc, gan và thận sẽ làm nhiệm vụ thải trừ thuốc. Ở đó, thận thải trừ thuốc bằng cách loại bỏ các thành phần đã chuyển hóa ra khỏi cơ thể qua nước tiểu. Quá trình tiếp xúc và bài tiết thuốc ra khỏi cơ thể, thận có thể bị tổn thương, suy giảm chức năng, thậm chí là suy thận do các thành phần của thuốc.Thức khuya. Buổi tối là “thời gian vàng” để thận nghỉ ngơi, điều chỉnh và sửa chữa. Thức khuya làm việc khiến thận không có thời gian nghỉ ngơi cần thiết, tăng gánh nặng cho thận. Lâu ngày dễ khiến thận tổn thương, suy giảm chức năng.Không chỉ hại thận, thức khuya còn khiến cơ thể mệt mỏi, thiếu năng lượng, kém tập trung, chậm chạp, suy giảm trí nhớ. Nó cũng là nguyên nhân làm tăng nguy cơ mắc các bệnh như huyết áp cao, suy giảm miễn dịch, tâm lý tiêu cực.Hút thuốc và uống rượu. Theo Quỹ Thận Quốc gia Mỹ, thường xuyên uống nhiều rượu bia có thể làm tăng gấp đôi nguy cơ mắc bệnh thận mạn tính. Nguy cơ mắc bệnh còn cao hơn ở những người uống vừa uống nhiều rượu bia vừa hút thuốc.Nguyên nhân bởi uống rượu bia khiến thận phải làm việc nhiều hơn để lọc các chất độc hại ra ngoài. Đồng thời, các chất trong rượu khi đi vào cơ thể có thể sản sinh ra nhiều gốc tự do, làm tăng nguy cơ viêm nhiễm. Mời độc giả xem thêm video: Phòng bệnh thận yếu, tiểu đêm bằng y học cổ truyền. (Nguồn video: Suckhoedoisong)
Thận là một trong những cơ quan quan trọng, không chỉ đóng vai trò bài tiết, giải độc mà còn thúc đẩy quá trình trao đổi chất của cơ thể, có ý nghĩa rất lớn đối với sức khỏe. Cùng với thời gian, thói quen sinh hoạt không tốt dưới đây có thể ảnh hưởng đến chức năng thận, tăng nguy cơ mắc bệnh thận. (Ảnh minh họa)
Chế độ ăn giàu purin. Các thực phẩm như hải sản, nội tạng động vật giàu dinh dưỡng song có hàm lượng purin cao. Khi đi vào cơ thể, các nhân purin chuyển hóa thành axit uric. Cuối cùng, các axit uric này sẽ được đào thải ra ngoài qua thận.
Ăn quá nhiều hải sản dẫn đến tăng axit uric và tăng gánh nặng cho thận, lâu ngày gây ra các bệnh về thận, thậm chí là suy thận. Chính vì vậy, bạn nên duy trì chế độ ăn cân đối. Những thực phẩm giàu dinh dưỡng nhưng lượng purin cao như nội tạng động vật, hải sản... tốt nhất không nên ăn quá nhiều.
Nhịn tiểu. Nhịn tiểu là thói quen không tốt cho cơ thể, đặc biệt là đối với hệ tiết niệu. Nhịn tiểu khiến bàng quang giãn ra, các cơ vòng bên ngoài cũng bị kéo căng.
Nhịn tiểu thời gian dài khiến bệnh nhân mất khả năng kiểm soát cơ vòng ngoài bàng quang khiến nước tiểu rò rỉ tạo thành nguyên nhân dẫn đến chuỗi bệnh lý tại thận và ngoài thận như nhiễm khuẩn niệu đạo, bàng quang, thận.
Ngoài ra, giữ lượng lớn nước tiểu trong bàng quang quá lâu sẽ làm tăng nguy cơ bị lây nhiễm vi khuẩn có hại trong nước tiểu, gây ra hàng loạt chứng nhiễm trùng đường tiết niệu hoặc bàng quang. Bàng quang kết nối với hệ tiết niệu, bao gồm thận qua một ống dẫn. Do đó, việc giữ nước tiểu lâu còn dễ dẫn tới nguy cơ sỏi thận.
Uống ít nước. Uống ít nước khiến cơ thể không được bổ sung lượng nước cần thiết. Thiếu nước khiến việc bài tiết chất thải không được diễn ra bình thường. Một khi thận không thể đào thải các chất độc hại trong cơ thể, bạn dễ đối diện với các vấn đề về thận như sỏi thận.
Theo chuyên gia, mỗi ngày nên bổ sung khoảng 1,6l nước để duy trì quá trình tuần hoàn và trao đổi chất. Tránh uống quá ít nước hoặc đợi đến khi khát mới uống để ngăn ngừa suy giảm chức năng thận.
Dùng thuốc tùy tiện. Sử dụng thuốc, gan và thận sẽ làm nhiệm vụ thải trừ thuốc. Ở đó, thận thải trừ thuốc bằng cách loại bỏ các thành phần đã chuyển hóa ra khỏi cơ thể qua nước tiểu. Quá trình tiếp xúc và bài tiết thuốc ra khỏi cơ thể, thận có thể bị tổn thương, suy giảm chức năng, thậm chí là suy thận do các thành phần của thuốc.
Thức khuya. Buổi tối là “thời gian vàng” để thận nghỉ ngơi, điều chỉnh và sửa chữa. Thức khuya làm việc khiến thận không có thời gian nghỉ ngơi cần thiết, tăng gánh nặng cho thận. Lâu ngày dễ khiến thận tổn thương, suy giảm chức năng.
Không chỉ hại thận, thức khuya còn khiến cơ thể mệt mỏi, thiếu năng lượng, kém tập trung, chậm chạp, suy giảm trí nhớ. Nó cũng là nguyên nhân làm tăng nguy cơ mắc các bệnh như huyết áp cao, suy giảm miễn dịch, tâm lý tiêu cực.
Hút thuốc và uống rượu. Theo Quỹ Thận Quốc gia Mỹ, thường xuyên uống nhiều rượu bia có thể làm tăng gấp đôi nguy cơ mắc bệnh thận mạn tính. Nguy cơ mắc bệnh còn cao hơn ở những người uống vừa uống nhiều rượu bia vừa hút thuốc.
Nguyên nhân bởi uống rượu bia khiến thận phải làm việc nhiều hơn để lọc các chất độc hại ra ngoài. Đồng thời, các chất trong rượu khi đi vào cơ thể có thể sản sinh ra nhiều gốc tự do, làm tăng nguy cơ viêm nhiễm.
Mời độc giả xem thêm video: Phòng bệnh thận yếu, tiểu đêm bằng y học cổ truyền. (Nguồn video: Suckhoedoisong)