Mùa đông, nhiệt độ thấp làm tăng nguy cơ các vấn đề liên quan đến tim mạch, mạch máu não. Để tránh các vấn đề về mạch máu, bác sĩ Lai Hoàng Xuân - Chuyên khoa cấp cứu nổi tiếng Đài Loan (Trung Quốc) nhấn mạnh, có 6 thời điểm dễ đột tử khi trời lạnh. Mối nguy này có thể xảy ra với cả người khỏe mạnh, tuyệt đối không chủ quan. (Ảnh: ET, minh họa)Bật dậy ngay khi tỉnh giấc. Mùa lạnh, bạn nên nằm trên giường và thức dậy từ từ thay vì đá văng chăn ấm rồi ngồi bật dậy. Tiến sĩ Hoàng Xuân giải thích, khi nhiệt độ không khí thấp, tiếp xúc không khí lạnh đột ngột sẽ khiến da dễ bị sốc nhiệt, các mạch máu dưới da co rút mạnh.Việc bật dậy quá nhanh và mạnh còn khiến huyết áp tăng đột ngột. Nguy cơ đột tử càng cao nếu bạn mặc đồ ngủ sơ sài, không thể giữ ấm sau khi rời khỏi chăn. Vào mùa đông, buổi sáng bạn nên thức dậy từ từ để đảm bảo chân tay và cơ thể ấm dần. Có thể mặc áo khoác, đi tất trước khi ra khỏi chăn để tránh chênh lệch nhiệt độ quá lớn, ngăn ngừa đột tử ngay khi kéo chăn ra.Rửa mặt và đánh răng bằng nước lạnh. Phòng tắm là một trong những nơi dễ xảy ra đột tử nhất, đặc biệt vào mùa đông. Nhiều người nghĩ đánh răng, rửa mặt bằng nước lạnh chỉ khiến một phần da trên cơ thể nhiễm lạnh, không gây vấn đề nghiêm trọng.Vậy nhưng, nước lạnh khiến da dễ bị sốc nhiệt, các mạch máu gặp lạnh đột ngột sẽ nhanh chóng co lại.Bên cạnh đó, tư thế cúi cũng ảnh hưởng đến cơ và tuần hoàn máu, khiến tình trạng đột tử rất dễ diễn ra. Để an toàn, bạn nên dùng nước ấm để vệ sinh cơ thể. Thao tác từ từ để cơ thể làm quen với nhiệt độ nước.Thời điểm cởi, mặc quần áo khi tắm. Nhiều người cảm thấy thoải mái khi tắm hoặc ngâm mình trong bồn nước nóng mùa đông. Tuy nhiên, đây lại là thời điểm dễ đột tử. Thực vậy, ngay sau khi rời nguồn nước ấm, cơ thể sẽ nhanh chóng tiếp xúc không khí lạnh nếu không có vật giữ nhiệt. Không những vậy, những hạt nước nóng đọng trên da sẽ nhanh chóng bốc hơi, khiến bạn càng dễ nhiễm lạnh, các mạch máu co rút mạnh gây đột tử. Thời điểm này, bạn nên lau sạch những giọt nước rồi mặc quần áo ấm càng sớm càng tốt.Không giữ ấm tai và cổ. Tiến sĩ Hoàng Xuân cho biết, ông từng gặp nhiều người đột tử vì không giữ ấm tai và cổ. Những người này chú trọng giữ ấm tay chân song lại quên mất vùng tai và cổ rất dễ tổn thương. Theo ông, tai và cổ có lớp da rất mỏng, không được giữ ấm bởi lớp mỡ dày giống như những bộ phận khác trên cơ thể. Vùng này lại chứa nhiều dây thần kinh giao cảm nhỏ, mạch máu liên kết vùng đầu.
Mặc sai lớp quần áo. Việc mặc đúng lớp quần áo rất quan trọng, giúp bạn an toàn khi chống trọi với thời tiết khắc nghiệt mùa đông. Tiến sĩ Hoàng Xuân cho biết, ông từng cấp cứu một trường hợp đột tử vì đau tim. Nguyên nhân sự ra đi đáng tiếc này có thể bắt nguồn từ việc mặc sai lớp quần áo khiến cơ thể nhiễm lạnh. Theo đó, bệnh nhân mặc 2 lớp áo phông và áo khoác ngoài. Mặc dù mặc 3 áo nhưng cơ thể không được giữ ấm.Tiến sĩ Hoàng Xuân giải thích, mỗi lớp áo sẽ phát huy vai trò riêng. Cụ thể, áo cotton mặc trong cùng để thấm mồ hôi. Áo len ở giữa để giữ ấm, duy trì nhiệt độ cơ thể ổn định và áo khoác nên mặc ngoài cùng để chống gió và chống thấm nước. Mặc sai lớp quần áo khiến cơ thể dễ nhiễm lạnh, các mạch máu co rút gây đột tử.Đột tử khi tập thể thao. Tập thể dục tốt cho sức khỏe song cần chú ý đến thời điểm và cường độ tập luyện, tránh đột quỵ. Theo tiến sĩ Hoàng Xuân, không nên tập thể dục vào lúc nhiệt độ trong nhà và ngoài trời chênh lệch cao như sáng sớm hoặc tối muộn.Một điều cần lưu ý là cường độ tập luyện. Ở người bình thường, khi không vận động, máu sẽ quay về tâm nhĩ, chỉ cần dựa vào sự co bóp của tĩnh mạch là đủ.Vậy nhưng, vận động gắng sức khiến cung lượng tim mỗi phút gấp 16-17 lần so với không vận động. Cơ bắp lưu lượng máu cũng tăng hơn 25 lần. Nhiệt độ thấp khiến mạch máu co lại khiến lượng máu về tim không đủ, rất dễ xảy ra tình trạng nhồi máu tim. >>> Mời độc giả xem thêm video: Báo động nhiều người trẻ đột tử khi vận động. (Nguồn video: THVL)
Mùa đông, nhiệt độ thấp làm tăng nguy cơ các vấn đề liên quan đến tim mạch, mạch máu não. Để tránh các vấn đề về mạch máu, bác sĩ Lai Hoàng Xuân - Chuyên khoa cấp cứu nổi tiếng Đài Loan (Trung Quốc) nhấn mạnh, có 6 thời điểm dễ đột tử khi trời lạnh. Mối nguy này có thể xảy ra với cả người khỏe mạnh, tuyệt đối không chủ quan. (Ảnh: ET, minh họa)
Bật dậy ngay khi tỉnh giấc. Mùa lạnh, bạn nên nằm trên giường và thức dậy từ từ thay vì đá văng chăn ấm rồi ngồi bật dậy. Tiến sĩ Hoàng Xuân giải thích, khi nhiệt độ không khí thấp, tiếp xúc không khí lạnh đột ngột sẽ khiến da dễ bị sốc nhiệt, các mạch máu dưới da co rút mạnh.
Việc bật dậy quá nhanh và mạnh còn khiến huyết áp tăng đột ngột. Nguy cơ đột tử càng cao nếu bạn mặc đồ ngủ sơ sài, không thể giữ ấm sau khi rời khỏi chăn. Vào mùa đông, buổi sáng bạn nên thức dậy từ từ để đảm bảo chân tay và cơ thể ấm dần. Có thể mặc áo khoác, đi tất trước khi ra khỏi chăn để tránh chênh lệch nhiệt độ quá lớn, ngăn ngừa đột tử ngay khi kéo chăn ra.
Rửa mặt và đánh răng bằng nước lạnh. Phòng tắm là một trong những nơi dễ xảy ra đột tử nhất, đặc biệt vào mùa đông. Nhiều người nghĩ đánh răng, rửa mặt bằng nước lạnh chỉ khiến một phần da trên cơ thể nhiễm lạnh, không gây vấn đề nghiêm trọng.
Vậy nhưng, nước lạnh khiến da dễ bị sốc nhiệt, các mạch máu gặp lạnh đột ngột sẽ nhanh chóng co lại.
Bên cạnh đó, tư thế cúi cũng ảnh hưởng đến cơ và tuần hoàn máu, khiến tình trạng đột tử rất dễ diễn ra. Để an toàn, bạn nên dùng nước ấm để vệ sinh cơ thể. Thao tác từ từ để cơ thể làm quen với nhiệt độ nước.
Thời điểm cởi, mặc quần áo khi tắm. Nhiều người cảm thấy thoải mái khi tắm hoặc ngâm mình trong bồn nước nóng mùa đông. Tuy nhiên, đây lại là thời điểm dễ đột tử. Thực vậy, ngay sau khi rời nguồn nước ấm, cơ thể sẽ nhanh chóng tiếp xúc không khí lạnh nếu không có vật giữ nhiệt. Không những vậy, những hạt nước nóng đọng trên da sẽ nhanh chóng bốc hơi, khiến bạn càng dễ nhiễm lạnh, các mạch máu co rút mạnh gây đột tử. Thời điểm này, bạn nên lau sạch những giọt nước rồi mặc quần áo ấm càng sớm càng tốt.
Không giữ ấm tai và cổ. Tiến sĩ Hoàng Xuân cho biết, ông từng gặp nhiều người đột tử vì không giữ ấm tai và cổ. Những người này chú trọng giữ ấm tay chân song lại quên mất vùng tai và cổ rất dễ tổn thương. Theo ông, tai và cổ có lớp da rất mỏng, không được giữ ấm bởi lớp mỡ dày giống như những bộ phận khác trên cơ thể. Vùng này lại chứa nhiều dây thần kinh giao cảm nhỏ, mạch máu liên kết vùng đầu.
Mặc sai lớp quần áo. Việc mặc đúng lớp quần áo rất quan trọng, giúp bạn an toàn khi chống trọi với thời tiết khắc nghiệt mùa đông. Tiến sĩ Hoàng Xuân cho biết, ông từng cấp cứu một trường hợp đột tử vì đau tim. Nguyên nhân sự ra đi đáng tiếc này có thể bắt nguồn từ việc mặc sai lớp quần áo khiến cơ thể nhiễm lạnh. Theo đó, bệnh nhân mặc 2 lớp áo phông và áo khoác ngoài. Mặc dù mặc 3 áo nhưng cơ thể không được giữ ấm.
Tiến sĩ Hoàng Xuân giải thích, mỗi lớp áo sẽ phát huy vai trò riêng. Cụ thể, áo cotton mặc trong cùng để thấm mồ hôi. Áo len ở giữa để giữ ấm, duy trì nhiệt độ cơ thể ổn định và áo khoác nên mặc ngoài cùng để chống gió và chống thấm nước. Mặc sai lớp quần áo khiến cơ thể dễ nhiễm lạnh, các mạch máu co rút gây đột tử.
Đột tử khi tập thể thao. Tập thể dục tốt cho sức khỏe song cần chú ý đến thời điểm và cường độ tập luyện, tránh đột quỵ. Theo tiến sĩ Hoàng Xuân, không nên tập thể dục vào lúc nhiệt độ trong nhà và ngoài trời chênh lệch cao như sáng sớm hoặc tối muộn.
Một điều cần lưu ý là cường độ tập luyện. Ở người bình thường, khi không vận động, máu sẽ quay về tâm nhĩ, chỉ cần dựa vào sự co bóp của tĩnh mạch là đủ.
Vậy nhưng, vận động gắng sức khiến cung lượng tim mỗi phút gấp 16-17 lần so với không vận động. Cơ bắp lưu lượng máu cũng tăng hơn 25 lần. Nhiệt độ thấp khiến mạch máu co lại khiến lượng máu về tim không đủ, rất dễ xảy ra tình trạng nhồi máu tim.
>>> Mời độc giả xem thêm video: Báo động nhiều người trẻ đột tử khi vận động. (Nguồn video: THVL)