Thời gian gần đây, báo chí liên tục ghi nhận trường hợp gặp tai nạn khi tắm, thậm chí đột tử khi tắm. Thực tế, mối nguy đột tử khi tắm phụ thuộc vào thể chất và cách tắm. (Ảnh: Sohu, Boldsky, minh họa)Trường hợp mắc bệnh mạch vành, huyết áp cao, tăng mỡ máu, xơ cứng động mạch, mạch máu não, mắc các bệnh tim mạch sẽ khiến khả năng đột tử do tắm tăng cao so với những nhóm người khác.Được biết, quá trình tắm, nước ấm sẽ liên tục tác động lên cơ thể. Lúc này, mao mạch giãn nở nhanh khiến lượng lớn máu sẽ đi vào các mạch máu trên bề mặt cơ thể thời gian ngắn.Kết quả là, lượng máu cung cấp cho các cơ quan quan trọng khác như tim và não giảm nhanh chóng. Các phản ứng thiếu máu cục bộ nghiêm trọng ở não và tim làm tăng nguy cơ đột tử.Người mắc bệnh mãn tính như huyết áp thấp, tiểu đường, hạ đường huyết... thường có thể lực kém. Tắm lâu trong môi trường kín và nhiệt độ cao, nhóm người này rất dễ ngất xỉu, thậm chí đột tử.Ngâm mình trong nước lâu làm tăng nguy cơ đột tử. May mắn thay, bạn cũng có thể giảm nguy cơ bệnh tim mạch bằng việc tắm đúng cách.Báo cáo trên Tạp chí Y khoa Anh cho thấy, tắm đúng cách 3 lần/tuần giúp giảm nguy cơ mắc bệnh tim mạch khoảng 20%. Quá trình tắm đẩy nhanh tốc độ lưu thông máu, cải thiện hiệu quả vấn đề cung cấp máu của tim. Để tắm đúng cách, bạn nên chú ý những vấn đề dưới đây.Kiểm soát thời gian tắm theo nhiệt độ nước. Nếu nhiệt độ nước tắm hơn 40°C, thời gian tắm không quá 10 phút. Nếu nhiệt độ nước là 37°C, thời gian có thể duy trì trong 20 đến 30 phút.Không ngâm toàn bộ cơ thể dưới nước. Khi tắm, không nên ngâm toàn bộ cơ thể vào nước ấm. Tư thế này gây chèn ép tim, phổi và các bộ phận khác. Thay vào đó, bạn chỉ để nước ngập dưới xương sườn, vị trí tim và phổi trên mặt nước. Vị trí nước tiếp xúc với cơ thể góp phần thúc đẩy lưu thông máu mà không làm tăng gánh nặng cho tim.Tắm trong phòng thông khí. Bạn không nên tắm trong môi trường kín hoàn toàn. Nếu không, nhiệt độ trong nhà quá chênh lệch với bên ngoài, kết hợp không khí ẩm rất dễ gây ngất xỉu.Bạn nên mở cửa sổ nhỏ trong nhà để không khí lưu thông. Ngoài ra, bạn không nên tắm khi đói, sau khi ăn quá no và sau khi uống rượu. Mời độc giả xem thêm video: Chữa di chứng cho bệnh nhân nhồi máu não. (Nguồn video: Sức khỏe & Đời sống)
Thời gian gần đây, báo chí liên tục ghi nhận trường hợp gặp tai nạn khi tắm, thậm chí đột tử khi tắm. Thực tế, mối nguy đột tử khi tắm phụ thuộc vào thể chất và cách tắm. (Ảnh: Sohu, Boldsky, minh họa)
Trường hợp mắc bệnh mạch vành, huyết áp cao, tăng mỡ máu, xơ cứng động mạch, mạch máu não, mắc các bệnh tim mạch sẽ khiến khả năng đột tử do tắm tăng cao so với những nhóm người khác.
Được biết, quá trình tắm, nước ấm sẽ liên tục tác động lên cơ thể. Lúc này, mao mạch giãn nở nhanh khiến lượng lớn máu sẽ đi vào các mạch máu trên bề mặt cơ thể thời gian ngắn.
Kết quả là, lượng máu cung cấp cho các cơ quan quan trọng khác như tim và não giảm nhanh chóng. Các phản ứng thiếu máu cục bộ nghiêm trọng ở não và tim làm tăng nguy cơ đột tử.
Người mắc bệnh mãn tính như huyết áp thấp, tiểu đường, hạ đường huyết... thường có thể lực kém. Tắm lâu trong môi trường kín và nhiệt độ cao, nhóm người này rất dễ ngất xỉu, thậm chí đột tử.
Ngâm mình trong nước lâu làm tăng nguy cơ đột tử. May mắn thay, bạn cũng có thể giảm nguy cơ bệnh tim mạch bằng việc tắm đúng cách.
Báo cáo trên Tạp chí Y khoa Anh cho thấy, tắm đúng cách 3 lần/tuần giúp giảm nguy cơ mắc bệnh tim mạch khoảng 20%. Quá trình tắm đẩy nhanh tốc độ lưu thông máu, cải thiện hiệu quả vấn đề cung cấp máu của tim. Để tắm đúng cách, bạn nên chú ý những vấn đề dưới đây.
Kiểm soát thời gian tắm theo nhiệt độ nước. Nếu nhiệt độ nước tắm hơn 40°C, thời gian tắm không quá 10 phút. Nếu nhiệt độ nước là 37°C, thời gian có thể duy trì trong 20 đến 30 phút.
Không ngâm toàn bộ cơ thể dưới nước. Khi tắm, không nên ngâm toàn bộ cơ thể vào nước ấm. Tư thế này gây chèn ép tim, phổi và các bộ phận khác. Thay vào đó, bạn chỉ để nước ngập dưới xương sườn, vị trí tim và phổi trên mặt nước. Vị trí nước tiếp xúc với cơ thể góp phần thúc đẩy lưu thông máu mà không làm tăng gánh nặng cho tim.
Tắm trong phòng thông khí. Bạn không nên tắm trong môi trường kín hoàn toàn. Nếu không, nhiệt độ trong nhà quá chênh lệch với bên ngoài, kết hợp không khí ẩm rất dễ gây ngất xỉu.
Bạn nên mở cửa sổ nhỏ trong nhà để không khí lưu thông. Ngoài ra, bạn không nên tắm khi đói, sau khi ăn quá no và sau khi uống rượu.
Mời độc giả xem thêm video: Chữa di chứng cho bệnh nhân nhồi máu não. (Nguồn video: Sức khỏe & Đời sống)