Gần đây, dì Liu (Trung Quốc) nhận thấy cơ thể có dấu hiệu thiếu canxi rõ rệt. Cụ thể, dì thường bị chuột rút khi ngủ, đau lưng, thức giấc lúc nửa đêm... Trong nhà lại tích sẵn rất nhiều viên uống bổ sung canxi cho trẻ, nghĩ dù sao cũng là canxi nên dì Lưu uống hàng ngày. Nhưng uống hết lọ canxi thứ hai mà cảm giác khó chịu không thuyên giảm. Điều này khiến mọi người trong nhà hết sức băn khoăn, không biết liệu mình có mua phải hàng giả.Thực tế có nhiều trường hợp như dì Liu, bổ sung đều đặn nhưng vẫn thiếu canxi. Nguyên nhân của tình trạng này bắt nguồn từ yếu tố bên trong và yếu tố bên ngoài.Trước hết, tỷ lệ hấp thụ canxi ở mỗi người có sự khác biệt, tuổi càng cao thì tỷ lệ hấp thụ càng thấp. Trung bình, cơ thể sẽ hấp thụ 25-40% lượng canxi nạp vào. Điều này lý giải vì sao bổ sung canxi thường xuyên nhưng vẫn có dấu hiệu thiếu hụt.Thứ hai, chế độ ăn uống hàng ngày ảnh hưởng không nhỏ đến khả năng hấp thụ canxi. Đặc biệt, thói quen hút thuốc lá, uống rượu bia, uống trà đặc, cà phê, ăn thực phẩm nhiều muối ảnh hưởng rõ rệt đến tỷ lệ hấp thụ canxi.Thứ ba, ít tiếp xúc ánh mặt trời và lười vận động cũng khiến khả năng hấp thụ các nguyên tố canxi bị ảnh hưởng. Ít tiếp xúc ánh mặt trời khiến hàm lượng vitamin D trong cơ thể giảm, không thể tổng hợp canxi. Trong khi đó, lười vận động sẽ khiến cơ thể không hấp thụ được canxi, dù có bổ sung nhiều cũng khó nhận được hiệu quả cao.Trong các đối tượng, trẻ sơ sinh, trẻ nhỏ, thanh thiếu niên, phụ nữ có thai, phụ nữ mãn kinh và người già dễ thiếu canxi hơn cả. Ở trẻ sơ sinh và trẻ nhỏ, thiếu canxi khiến trẻ khó đi vào giấc ngủ, khó ngủ sâu, thường xuyên thức giấc, đổ mồ hôi khi ngủ. Trẻ cũng có biểu hiện biếng ăn, chậm phát triển trí tuệ, chậm phát triển xương hơn bình thường.Thanh thiếu niên thiếu canxi dễ dẫn đến tình trạng chuột rút, đau nhức, khó tập trung, thường xuyên mệt mỏi, dễ bị cảm, dị ứng, vóc dáng thấp bé.Phụ nữ mang thai thiếu canxi dễ dẫn đến tình trạng chuột rút. Trường hợp nặng có thể khiến thai nhi phát triển không bình thường, sảy thai.Phụ nữ thời mãn kinh có lượng hormone estrogen thấp. Điều này dễ dẫn đến các triệu chứng như loãng xương, gãy xương, lung lay, đau thắt lưng. Người cao tuổi thiếu hụt canxi có thể gây ra các triệu chứng như gù lưng, giảm chiều cao, chán ăn, táo bón, loét dạ dày tá tràng và đau nhức toàn thân.Việc phân loại nhóm đối tượng có ý nghĩa quan trọng. Tùy vào độ tuổi, cơ thể có dấu hiệu thiếu canxi khác nhau. Một khi phát hiện cơ thể thiếu canxi, bạn nên bổ sung kịp thời. Đáng lưu ý, mỗi nhóm người cần bổ sung loại canxi khác nhau. Một loại canxi không nên dùng chung cho cả gia đình.Chuyên gia dinh dưỡng lâm sàng Li Ning (Khoa Dinh dưỡng, Bệnh viện Đại học Y Công đoàn Bắc Kinh) nhấn mạnh, trẻ sơ sinh và trẻ nhỏ nên bổ sung vitamin D, chế phẩm canxi có vị nhạt, dễ dùng. Chú ý chọn canxi không đường cho trẻ nhằm ngăn ngừa sâu răng.Phụ nữ mang thai nên chọn thực phẩm bổ sung có chứa sorbitol. Trong khi đó, người trung niên và người cao tuổi nên chọn thực phẩm bổ sung canxi kết hợp bổ sung vitamin D, K.Ngoài việc chú ý chọn loại canxi, thời điểm bổ sung canxi cũng rất quan trọng. GS Yu Kang ( Bệnh viện Cao đẳng Y tế Công đoàn Bắc Kinh) cho biết, bổ sung canxi phải nhớ hai nguyên tắc, một là nâng cao tỷ lệ hấp thu, hai là giảm phản ứng bất lợi. Sau khi canxi đường uống đi vào cơ thể, nó cần được phân hủy thành các ion canxi dưới tác dụng của axit dịch vị trước khi được cơ thể hấp thụ và sử dụng.Bổ sung canxi hàng ngày, nên ăn đủ ba bữa, để đảm bảo một lượng lớn axit dịch vị được tiết ra trong dạ dày có lợi cho việc phân hủy các chất bổ sung canxi thành các ion canxi giúp cơ thể hấp thụ và sử dụng. Đặc biệt, người già và trẻ em có chức năng tiêu hóa kém không nên bổ sung canxi khi bụng đói.Lưu ý, các chế phẩm canxi khác nhau sẽ được uống ở các thời điểm khác nhau. Một số nên dùng ba lần một ngày. Không nên uống canxi vào buổi tối, bởi sẽ khiến cho quá trình vận chuyển canxi đến xương bị chậm lại và dẫn đến tình trạng gây trằn trọc, mất ngủ.
Mời độc giả xem thêm video: Bổ sung canxi quá liều, bé 9 tháng tuổi thận đầy sỏi. (Nguồn: VTC14)
Gần đây, dì Liu (Trung Quốc) nhận thấy cơ thể có dấu hiệu thiếu canxi rõ rệt. Cụ thể, dì thường bị chuột rút khi ngủ, đau lưng, thức giấc lúc nửa đêm... Trong nhà lại tích sẵn rất nhiều viên uống bổ sung canxi cho trẻ, nghĩ dù sao cũng là canxi nên dì Lưu uống hàng ngày. Nhưng uống hết lọ canxi thứ hai mà cảm giác khó chịu không thuyên giảm. Điều này khiến mọi người trong nhà hết sức băn khoăn, không biết liệu mình có mua phải hàng giả.
Thực tế có nhiều trường hợp như dì Liu, bổ sung đều đặn nhưng vẫn thiếu canxi. Nguyên nhân của tình trạng này bắt nguồn từ yếu tố bên trong và yếu tố bên ngoài.
Trước hết, tỷ lệ hấp thụ canxi ở mỗi người có sự khác biệt, tuổi càng cao thì tỷ lệ hấp thụ càng thấp. Trung bình, cơ thể sẽ hấp thụ 25-40% lượng canxi nạp vào. Điều này lý giải vì sao bổ sung canxi thường xuyên nhưng vẫn có dấu hiệu thiếu hụt.
Thứ hai, chế độ ăn uống hàng ngày ảnh hưởng không nhỏ đến khả năng hấp thụ canxi. Đặc biệt, thói quen hút thuốc lá, uống rượu bia, uống trà đặc, cà phê, ăn thực phẩm nhiều muối ảnh hưởng rõ rệt đến tỷ lệ hấp thụ canxi.
Thứ ba, ít tiếp xúc ánh mặt trời và lười vận động cũng khiến khả năng hấp thụ các nguyên tố canxi bị ảnh hưởng. Ít tiếp xúc ánh mặt trời khiến hàm lượng vitamin D trong cơ thể giảm, không thể tổng hợp canxi. Trong khi đó, lười vận động sẽ khiến cơ thể không hấp thụ được canxi, dù có bổ sung nhiều cũng khó nhận được hiệu quả cao.
Trong các đối tượng, trẻ sơ sinh, trẻ nhỏ, thanh thiếu niên, phụ nữ có thai, phụ nữ mãn kinh và người già dễ thiếu canxi hơn cả. Ở trẻ sơ sinh và trẻ nhỏ, thiếu canxi khiến trẻ khó đi vào giấc ngủ, khó ngủ sâu, thường xuyên thức giấc, đổ mồ hôi khi ngủ. Trẻ cũng có biểu hiện biếng ăn, chậm phát triển trí tuệ, chậm phát triển xương hơn bình thường.
Thanh thiếu niên thiếu canxi dễ dẫn đến tình trạng chuột rút, đau nhức, khó tập trung, thường xuyên mệt mỏi, dễ bị cảm, dị ứng, vóc dáng thấp bé.
Phụ nữ mang thai thiếu canxi dễ dẫn đến tình trạng chuột rút. Trường hợp nặng có thể khiến thai nhi phát triển không bình thường, sảy thai.
Phụ nữ thời mãn kinh có lượng hormone estrogen thấp. Điều này dễ dẫn đến các triệu chứng như loãng xương, gãy xương, lung lay, đau thắt lưng. Người cao tuổi thiếu hụt canxi có thể gây ra các triệu chứng như gù lưng, giảm chiều cao, chán ăn, táo bón, loét dạ dày tá tràng và đau nhức toàn thân.
Việc phân loại nhóm đối tượng có ý nghĩa quan trọng. Tùy vào độ tuổi, cơ thể có dấu hiệu thiếu canxi khác nhau. Một khi phát hiện cơ thể thiếu canxi, bạn nên bổ sung kịp thời. Đáng lưu ý, mỗi nhóm người cần bổ sung loại canxi khác nhau. Một loại canxi không nên dùng chung cho cả gia đình.
Chuyên gia dinh dưỡng lâm sàng Li Ning (Khoa Dinh dưỡng, Bệnh viện Đại học Y Công đoàn Bắc Kinh) nhấn mạnh, trẻ sơ sinh và trẻ nhỏ nên bổ sung vitamin D, chế phẩm canxi có vị nhạt, dễ dùng. Chú ý chọn canxi không đường cho trẻ nhằm ngăn ngừa sâu răng.
Phụ nữ mang thai nên chọn thực phẩm bổ sung có chứa sorbitol. Trong khi đó, người trung niên và người cao tuổi nên chọn thực phẩm bổ sung canxi kết hợp bổ sung vitamin D, K.
Ngoài việc chú ý chọn loại canxi, thời điểm bổ sung canxi cũng rất quan trọng. GS Yu Kang ( Bệnh viện Cao đẳng Y tế Công đoàn Bắc Kinh) cho biết, bổ sung canxi phải nhớ hai nguyên tắc, một là nâng cao tỷ lệ hấp thu, hai là giảm phản ứng bất lợi. Sau khi canxi đường uống đi vào cơ thể, nó cần được phân hủy thành các ion canxi dưới tác dụng của axit dịch vị trước khi được cơ thể hấp thụ và sử dụng.
Bổ sung canxi hàng ngày, nên ăn đủ ba bữa, để đảm bảo một lượng lớn axit dịch vị được tiết ra trong dạ dày có lợi cho việc phân hủy các chất bổ sung canxi thành các ion canxi giúp cơ thể hấp thụ và sử dụng. Đặc biệt, người già và trẻ em có chức năng tiêu hóa kém không nên bổ sung canxi khi bụng đói.
Lưu ý, các chế phẩm canxi khác nhau sẽ được uống ở các thời điểm khác nhau. Một số nên dùng ba lần một ngày. Không nên uống canxi vào buổi tối, bởi sẽ khiến cho quá trình vận chuyển canxi đến xương bị chậm lại và dẫn đến tình trạng gây trằn trọc, mất ngủ.
Mời độc giả xem thêm video: Bổ sung canxi quá liều, bé 9 tháng tuổi thận đầy sỏi. (Nguồn: VTC14)