Vào những ngày cuối tháng 8, đầu tháng 9, bất cứ du khách nào khi đến với Yên Bái, được một lần thưởng thức cốm Tú Lệ đều không thể nào quên được hương vị dẻo thơm, xanh non của những hạt lúa nếp đầu mùa.Để có được những hạt lúa nếp thơm ngon như vậy, người dân vùng cao cho rằng Tú Lệ nhận được nhiều ưu ái của thiên nhiên. Khí hậu quanh năm mát mẻ, đất có nhiều mùn và khoáng chất, lại được “uống” nước suối trong vắt chảy từ đỉnh đèo Khau Phạ... Tất cả điều đó đã tạo nên hương vị đặc biệt của nếp Tú Lệ mà không nơi nào có được.Cốm Tú Lệ thường được ăn cùng với chuối chín trứng cuốc, trái hồng đỏ chín cây hoặc cũng có thể dùng để nấu cháo vịt, xôi nếp, chè và nêm vào các món như: nem rám, tôm rán, thịt chiên…Chè cốm: Món ngon từ cốm này có một hương vị hấp dẫn đặc biệt hơn so với những món chè khác. Những hạt cốm xanh trong chén chè sánh mượt quyện với hương hoa bưởi nồng nàn thật hấp dẫn. Chỉ mất vài phút thôi với một chút biến tấu, bạn sẽ có ngay món chè thơm mùi cốm non xanh, thanh mát. Chuẩn bị nguyên liệu: 200 gram cốm dẹp, 100 gram đường phèn, lá dứa, dừa bào sợi, bột năng hoặc bột sắn, 1 lít nước.Hướng dẫn cách làm: Lá dứa bạn rửa thật sạch sau đó cắt khúc ngắn, cho vào máy xay sinh tố và xay thật nhuyễn, đổ ra lọc lấy nước cốt. Cốm bạn nhặt bỏ những hạt xấu, rửa sơ qua cho sạch. Cho nước vào nồi cùng với đường phèn, tiếp theo bạn bật bếp nấu cho đường tan hết thì cho nước cốt lá dứa vào nấu cho sôi lên.Hòa tan bột năng với một chút nước sau đó chế từ từ vào nồi chè, vừa chế vừa khuấy đều để chè không bị vón cục, khi thấy chè đã có độ sánh đặc như ý là được. Đợi chè sôi lên là tắt bếp, sau đó bạn cho cốm vào khuấy đều rồi múc ra bát để cho nguội, khi ăn bạn rắc thêm dừa bào sợi lên trên và thưởng thức.Chả cốm: Sau những hạt cốm thơm đầu mùa là món chả cốm béo ngậy được chuẩn bị cho bữa tối trong gia đình. Vẫn là những hạt cốm xanh nhưng giờ được trộn chung cùng thịt xay, mỡ phần và gia vị sau đó nặn thành miếng cỡ lòng bàn tay. Nhà ai cầu kỳ thì bổ sung thêm chút bột mì, bột nở hay bột năng.Miếng chả cốm còn sống được đem hấp qua sau đó mới chiên vàng trên chảo dầu nóng. Vào những ngày tiết trời se lạnh, chả cốm nóng giòn được ăn cùng bánh mỳ, bún hoặc cơm. Món ngon có vị dẻo thơm từ cốm, xốp từ lớp vỏ ngoài và đậm đà của thịt khiến bữa cơm cứ thế mà nhanh chóng vơi đi.Xôi cốm: Một món ngon từ cốm nữa cũng không thể không nhắc tới là xôi cốm. Vẫn là nét đặc trưng vốn có của cốm mùa thu nhưng khi được biến tấu thành món xôi mềm dẻo, từng hạt cốm lại trở nên thật khác biệt.Đó chính là vị thơm bùi của đậu xanh, của xôi vò, vị ngọt của xôi dừa và hương lúa thơm trong từng hạt cốm. Người thích ăn ngọt khi nhâm nhi ăn thử chắc hẳn sẽ thấy thích thú và ngạc nhiên.Ngoài ra, còn rất nhiều những món ăn từ cốm được các bà nội trợ khéo léo đưa vào thực đơn những bữa cơm gia đình trong mùa cốm như trứng tráng cốm, tôm bọc cốm chiên xù, cánh gà nhồi cốm…Ảnh: Internet.
Mời độc giả theo dõi video "Chế biến món ngon từ nấm đông cô". Nguồn: VTC.
Vào những ngày cuối tháng 8, đầu tháng 9, bất cứ du khách nào khi đến với Yên Bái, được một lần thưởng thức cốm Tú Lệ đều không thể nào quên được hương vị dẻo thơm, xanh non của những hạt lúa nếp đầu mùa.
Để có được những hạt lúa nếp thơm ngon như vậy, người dân vùng cao cho rằng Tú Lệ nhận được nhiều ưu ái của thiên nhiên. Khí hậu quanh năm mát mẻ, đất có nhiều mùn và khoáng chất, lại được “uống” nước suối trong vắt chảy từ đỉnh đèo Khau Phạ... Tất cả điều đó đã tạo nên hương vị đặc biệt của nếp Tú Lệ mà không nơi nào có được.
Cốm Tú Lệ thường được ăn cùng với chuối chín trứng cuốc, trái hồng đỏ chín cây hoặc cũng có thể dùng để nấu cháo vịt, xôi nếp, chè và nêm vào các món như: nem rám, tôm rán, thịt chiên…
Chè cốm: Món ngon từ cốm này có một hương vị hấp dẫn đặc biệt hơn so với những món chè khác. Những hạt cốm xanh trong chén chè sánh mượt quyện với hương hoa bưởi nồng nàn thật hấp dẫn. Chỉ mất vài phút thôi với một chút biến tấu, bạn sẽ có ngay món chè thơm mùi cốm non xanh, thanh mát. Chuẩn bị nguyên liệu: 200 gram cốm dẹp, 100 gram đường phèn, lá dứa, dừa bào sợi, bột năng hoặc bột sắn, 1 lít nước.
Hướng dẫn cách làm: Lá dứa bạn rửa thật sạch sau đó cắt khúc ngắn, cho vào máy xay sinh tố và xay thật nhuyễn, đổ ra lọc lấy nước cốt. Cốm bạn nhặt bỏ những hạt xấu, rửa sơ qua cho sạch. Cho nước vào nồi cùng với đường phèn, tiếp theo bạn bật bếp nấu cho đường tan hết thì cho nước cốt lá dứa vào nấu cho sôi lên.
Hòa tan bột năng với một chút nước sau đó chế từ từ vào nồi chè, vừa chế vừa khuấy đều để chè không bị vón cục, khi thấy chè đã có độ sánh đặc như ý là được. Đợi chè sôi lên là tắt bếp, sau đó bạn cho cốm vào khuấy đều rồi múc ra bát để cho nguội, khi ăn bạn rắc thêm dừa bào sợi lên trên và thưởng thức.
Chả cốm: Sau những hạt cốm thơm đầu mùa là món chả cốm béo ngậy được chuẩn bị cho bữa tối trong gia đình. Vẫn là những hạt cốm xanh nhưng giờ được trộn chung cùng thịt xay, mỡ phần và gia vị sau đó nặn thành miếng cỡ lòng bàn tay. Nhà ai cầu kỳ thì bổ sung thêm chút bột mì, bột nở hay bột năng.
Miếng chả cốm còn sống được đem hấp qua sau đó mới chiên vàng trên chảo dầu nóng. Vào những ngày tiết trời se lạnh, chả cốm nóng giòn được ăn cùng bánh mỳ, bún hoặc cơm. Món ngon có vị dẻo thơm từ cốm, xốp từ lớp vỏ ngoài và đậm đà của thịt khiến bữa cơm cứ thế mà nhanh chóng vơi đi.
Xôi cốm: Một món ngon từ cốm nữa cũng không thể không nhắc tới là xôi cốm. Vẫn là nét đặc trưng vốn có của cốm mùa thu nhưng khi được biến tấu thành món xôi mềm dẻo, từng hạt cốm lại trở nên thật khác biệt.
Đó chính là vị thơm bùi của đậu xanh, của xôi vò, vị ngọt của xôi dừa và hương lúa thơm trong từng hạt cốm. Người thích ăn ngọt khi nhâm nhi ăn thử chắc hẳn sẽ thấy thích thú và ngạc nhiên.
Ngoài ra, còn rất nhiều những món ăn từ cốm được các bà nội trợ khéo léo đưa vào thực đơn những bữa cơm gia đình trong mùa cốm như trứng tráng cốm, tôm bọc cốm chiên xù, cánh gà nhồi cốm…Ảnh: Internet.
Mời độc giả theo dõi video "Chế biến món ngon từ nấm đông cô". Nguồn: VTC.