Tiểu Dương, một nam sinh viên đại học ở Tô Châu, Giang Tô, Trung Quốc đã khám sức khoẻ tới 39 lần trong tháng qua, trung bình 1,3 lần/ngày, khiến các bác sĩ cũng phải "điên đầu" vì thực chất Tiểu Dương không có bệnh. Nguyên nhân là do cha Tiểu Dương qua đời vì bệnh bạch cầu, anh đến bệnh viện xét nghiệm máu và kết quả xét nghiệm hơi khác bình thường. Kể từ đó, Tiểu Dương ngày càng nghi ngờ sức khỏe của mình và không ngừng chạy đến bệnh viện khám bệnh. Một bác sĩ nghi ngờ Tiểu Dương có thể mắc bệnh Hypochondriacal và đề nghị anh đến gặp bác sĩ tâm thần.
Theo thông tin đăng tải, Tiểu Dương đặc biệt quan tâm đến cơ thể của mình kể từ năm thứ ba trung học. Lúc đầu là hệ tiêu hóa, nhưng về sau cậu cũng nghi ngờ về mô bạch huyết ở cổ, cậu sờ cổ các bạn cùng lớp xem cổ mình có khác thường không, nếu cảm thấy có gì không ổn sẽ chạy ra khỏi lớp đến bệnh viện gần trường để khám, cho dù thầy cô đang giảng bài đi nữa Tiểu Dương cũng không quan tâm.
|
Ảnh minh hoạ. |
Tiểu Dương sinh non nên từ nhỏ đã gầy yếu bệnh tật, cậu cũng rất sợ bệnh tật sẽ khiến mình không thọ. Mẹ Tiểu Dương không thể chịu đựng được sự lo lắng quá đà của con trai và đã đưa cậu đến bệnh viện để kiểm tra. Từ ung thư phổi, ung thư vòm họng đến bệnh Parkinson và các bệnh khác, Tiểu Dương đều nghi ngờ tất cả. Cậu cũng đã trải qua các cuộc phẫu thuật ngực, tai mũi họng, v.v. trong bệnh viện, trải qua nhiều cuộc kiểm tra có độ chính xác tiêu chuẩn cao, theo thời gian, các bác sĩ và y tá đã biết đến chàng trai này.
Tuy các báo cáo kiểm tra của Tiểu Dương vẫn bình thường nhưng chàng trai không ngừng lo lắng. Bệnh suy nhược vì lo lắng quá độ của chàng trai đạt đến đỉnh điểm trước khi bắt đầu năm cuối cấp, lúc đó cậu nghi ngờ mình mắc bệnh ALS. Đầu tiên cậu cảm thấy bắp chân mình ngày càng gầy đi, sau đó nhận thấy da mình bất thường. Nghĩ rằng mình đã bị bó cơ, run rẩy, Tiểu Dương tự phán mình mắc bệnh ALS. Lần này bác sĩ đưa ra chỉ dẫn rõ ràng cho Tiểu Dương: "Em nên đến gặp bác sĩ tâm lý chứ không phải đi khám bệnh nữa".
Bác sĩ tâm thần tin rằng Tiểu Dương đã rơi vào tình huống tương tự nhiều lần nhưng căn bệnh mà anh ấy lo lắng là khác nhau nên được chẩn đoán là mắc chứng nghi bệnh.
Tiêu Dương sẵn sàng tin lời bác sĩ nói mình có vấn đề tâm lý, nhưng cậu vẫn hoài nghi về việc uống thuốc. Trong tuần đầu tiên, cậu nhận thấy cơ bắp của mình dường như đập ít thường xuyên hơn, sang tuần thứ hai, một số triệu chứng biến mất. Dần dần tin tưởng vào chẩn đoán của bác sĩ, Tiểu Dương nói: "Thuốc tâm thần có tác dụng, chứng tỏ đây quả thực là một vấn đề đối với tôi".
Bác sĩ Ngô Vạn Chấn - Phó giám đốc khoa Tâm thần của Bệnh viện Chiết Giang cho biết, bệnh Hypochondriacal, còn được gọi là bệnh thần kinh hypochondriacal, dùng để chỉ một bệnh nhân sợ hãi hoặc tin rằng mình mắc một hoặc nhiều bệnh lý nghiêm trọng về thể chất. Bệnh nhân sẽ nhiều lần tìm cách chữa trị mặc dù kết quả khám bệnh cho thấy không có bệnh tương ứng.