Tê bàn tay trái, bàn tay phải là dấu hiệu bệnh nặng gì?

Google News

(Kiến Thức) - Ngoài lý do vì chấn thương khớp cổ tay, tê bàn tay trái cũng có thể là biểu hiện cho nhiều chứng bệnh nguy hiểm liên quan đến các bệnh về xương khớp cùng nhiều căn bệnh khác.

Theo các chuyên gia xương khớp, những bệnh nhân đến khám tại bệnh viện bị tê bàn tay trái thường do hai nguyên nhân chính là nguyên nhân cơ học và nguyên nhân bệnh lý.
Nguyên nhân cơ học
Do tổn thương, chấn thương các khớp cổ tay, bàn tay, ngón tay bởi các hoạt động như cầm nắm một gì đó trong thời gian dài như lái xe… hay các khớp cổ tay, ngón tay làm việc quá sức dẫn đến tê mỏi như thợ may, vận động viên, nhân viên văn phòng, người thường xuyên sử dụng máy tính… Bên cạnh đó, thói quen nằm nghiêng về bên trái hay tì đè vào bàn tay khi ngủ cũng dễ dẫn đến tình trạng tê tay.
Nguyên nhân bệnh lý
Te ban tay trai, ban tay phai la dau hieu benh nang gi?
 
Có nhiều nguyên nhân bệnh lý gây ra hiện tượng tê bàn tay trái trong đó điển hình nhất là hội chứng cổ ống tay, bệnh về rối loạn chuyển hóa và cách bệnh về xương khớp, do thiếu chất, chèn ép dây thần kinh…
Triệu chứng tê bàn tay trái do bệnh lý nào gây ra?
Hội chứng ống cổ tay
Tình trạng tê buốt ở ngón cái, ngón trỏ và ngón giữa có thể cảnh báo nguy cơ mắc hội chứng ống cổ tay rất cao. Thông thường, bệnh này thường gặp ở những người phải làm việc nhiều với bàn phím máy tính. Nguyên nhân là do các ngón tay này thường lặp đi lặp lại những động tác gõ bàn phím máy tính và điện thoại nên dẫn đến việc sưng đau các sợi gân, tê buốt tay.
Cách khắc phục: Bạn nên duỗi nghỉ các khớp tay thường xuyên nếu phải làm việc với bàn phím máy tính quá nhiều.
Tiểu đường
Te ban tay trai, ban tay phai la dau hieu benh nang gi?-Hinh-2
 
Những người mắc bệnh tiểu đường đều sẽ gặp phải cảm giác tê buốt tay, chân. Đây là một trong những dấu hiệu ban đầu của bệnh tiểu đường. Nguyên nhân là do lượng máu chảy đến một số bộ phận trên cơ thể bị giảm sút, gây tổn thương đến các mút thần kinh.
Cách khắc phục: Những người mắc bệnh tiểu đường loại 1 có thể tiêm insulin để điều trị, nhưng khi đã chuyển biến sang giai đoạn 2 thì nên quan tâm tới cả chế độ ăn uống trong ngày.
Tuần hoàn máu kém
Nếu đột nhiên thấy tê các ngón ở bàn tay phải thì nguyên nhân có thể là do áp lực lên dây thần kinh dưới da, hoặc tổn thương ở khớp vai và tay gây ra. Một số bệnh tim mạch cũng có thể gây ra tình trạng tê bàn tay phải, vì nó làm ảnh hưởng tới dòng máu chạy đến các chi.

Video "Bệnh tiểu đường nên ăn gì để kiểm soát đường trong máu?". Nguồn: CSHP.

Cách khắc phục: Bạn nên đi bộ vài ngày trong tuần hoặc tập các động tác duỗi người để cải thiện sức khỏe của các mạch máu. Nếu tuần hoàn máu kém vẫn diễn ra thì bạn nên chủ động đi khám càng sớm càng tốt.
Các bệnh lý về xương khớp
Ở những người trung niên, tình trạng tê bàn tay trái và cách bệnh về xương khớp thường phổ biến hơn. Bên cạnh đó, ngày nay nhiều người trẻ tuổi cũng đang gặp các vấn đề phiền phức về căn bệnh này. Nguyên nhân chủ yếu gây ra là do lười vận động, ngồi học và vận động sai tư thế khi suốt ngày ngồi ôm máy vi tính, latop, điện thoại với tư thế túi gằm thường xuyên gõ, cầm điện thoại khiến khớp xương bàn tay tê mỏi, và gặp các vấn đề với khớp ngón tay và bàn tay.
Te ban tay trai, ban tay phai la dau hieu benh nang gi?-Hinh-3
Thường xuyên dùng máy vi tính, latop, điện thoại với tư thế túi gằm có thể khiến khớp xương bàn tay tê mỏi và gặp các vấn đề với khớp ngón tay và bàn tay. 
Đồng thời, khi cúi gằm xuống sử dụng máy tính dễ dẫn đến các bệnh về xương cột sống như đau viêm đốt sống, xương khớp đau mỏi vai gáy.
Thoái hóa khớp, đây cũng là một nguyên nhân gây ra tình trạng tê tay thường gặp có người bị tê bàn tay trái có người bị tê bàn tay phải những cũng có người bị tê cả hai bàn tay. Thoái hóa khớp dễ khiến đĩa đệm bị chệch khỏi vị trí, nhân nhày trong sụn đĩa đệm qua vị trí rách tràn ra ngoài và chèn ép lên dây thần kinh cổ gây tình trạng đau mỏi vai gáy lâu dần lan xuống cánh tay và bàn tay đay tê mỏi.
Tổn thương cột sống
Nếu thấy có hiện tượng tê buốt ở ngón út và áp út của bàn tay trái thì điều này đồng nghĩa rằng, cột sống của bạn đang có vấn đề. Nguyên nhân gây ra tình trạng này là do áp lực tăng cao, đè nén và làm tổn thương dây thần kinh.
Cách khắc phục: Bạn cần tránh ngồi lì một chỗ suốt cả ngày và nên thường xuyên duỗi người, tập yoga hoặc bơi lội.
Cơ thể thiếu vitamin
Khi cơ thể không được cung cấp đủ vitamin E, B1, B6 và B12 thì bạn sẽ cảm thấy tê buốt ở các ngón tay trái hoặc chân trái.
Cách khắc phục: Bạn nên chủ động đi khám bác sĩ chuyên khoa để biết mình cần bổ sung thêm bao nhiêu vitamin mỗi ngày, đồng thời cố gắng ăn nhiều rau củ quả tươi để thu nạp thêm vitamin cho cơ thể.
Thảo Nguyên (TH)

>> xem thêm

Bình luận(0)