Cách thực hiện động tác đứng kiễng chân
- Bạn dùng lực kiễng chân cao hết sức có thể rồi thả lỏng và hạ xuống. Trọng lực cơ thể dồn vào đầu ngón chân khi kiễng cao.
- Mỗi lần tập thực hiện lặp lại khoảng 20 – 30 cái. Mỗi ngày làm như vậy 7 lần, bất kể thời gian nào cũng mang đến hiệu quả.
4 lợi ích của bài tập kiễng chân cao với sức khỏe
1. Cải thiện lưu thông máu chi dưới
Đứng nhón chân đều đặn mỗi ngày giúp cải thiện lưu thông máu của phần dưới cơ thể. Với những người thường xuyên phải đứng hoặc ngồi một chỗ rất dễ bị các triệu chứng tê bì tay chân trong thời gian dài. Điều này khiến họ dễ bị đau và tê bàn chân, suy tĩnh mạch nghiêm trọng ở phần chi dưới. Nghiêm trọng hơn còn có thể bị tắc mạch máu ở vùng chi dưới.
Với những người thường xuyên giữ yên tư thế cơ thể, ít vận động cũng có thể làm cho máu chảy ngược về chi dưới. Các cơ chân rất phát triển và có một số lượng lớn các mạch máu làm việc nặng nề hơn. Trong trường hợp này, đứng nhón chân có thể làm cho các cơ chân co giãn, và làm tăng việc tưới máu của cơ bắp khi thư giãn.
Khi bạn đứng nhón chân lên và hạ xuống giống như việc bạn đang tập thể dục cho mạnh máu. Chúng vừa co lại, vừa giãn ra. Khi các cơ bắp được thắt chặt, các mạch máu được ép, cho phép máu của tĩnh mạch chảy vào tim, từ đó thúc đẩy quá trình lưu thông máu hiệu quả hơn.
2. Phòng ngừa hiệu quả bệnh trĩ
Khi bạn kiễng chân sẽ làm tăng các hoạt động co bóp của hậu môn, tốt cho bệnh nhân táo bón, giúp thông ruột, dạ dày. Những người bị trĩ nên tập động tác kiễng chân thường xuyên để hậu môn làm việc có quy luật, giúp hạn chế bệnh trĩ.
3. Bổ thận khí
Thận và gót chân có mối quan hệ mật thiết với nhau. Nếu bạn đứng nhón gót chân có thể kích thích các huyệt đạo của thận hoạt động mạnh hơn.
Khi bước qua tuổi 30, thận sẽ ngày càng yếu đi và sẽ không đủ dưỡng khí. Cơ thể sẽ gặp một số hiện tượng như phù nề vùng thân dưới, có cảm giác bị lạnh và hay bị sợ lạnh. Việc đứng nhón chân thường xuyên có thể bổ sung dương khí cho thận.
Động tác nhón chân đơn giản này cũng có thể giúp điều trị chứng rối loạn chức năng tiết niệu. Y học truyền thống Trung Quốc nghiên cứu kết luận rằng rối loạn chức năng tiết niệu là do khí hóa bàng quang không thuận lợi.
Trong khi đó, có một tuyến kinh mạch bàng quang ở phía bên ngoài của gót chân, khi đứng nhón chân sẽ tác động mạnh lên kinh mạch bàng quang, làm cho bàng quang vận hành ổn định, từ đó có thể giúp đi tiểu thuận lợi.
4. Ngăn ngừa và điều trị đột quỵ, dưỡng tim
Nguy cơ đột quỵ cao hơn ở người cao tuổi do thiếu máu lên não, khí huyết lưu thông kém hoặc xuất huyết não. Những người thường xuyên bị chóng mặt, đau đầu nên chú ý kiễng gót chân để tăng cường hiệu quả hồi phục bệnh.