Một số liệu thống kê cho biết, khoảng 30-60% trên tổng dân số thế giới có thói quen bẻ khớp tay, chân.Thói quen bẻ khớp tay, chân luôn mang lại cảm giác khoan khoái dễ chịu. Đầu tiên là tiếng rắc rắc nghe vui tai.Tiếng kêu rắc rắc phát là bởi hầu hết khớp xương đều gồm các túi nhỏ hoặc khoảng trống chứa chất hoạt dịch khớp. Khi bẻ khớp, không gian trống giữa các khớp xương giãn ra, áp suất giảm khiến chất hoạt dịch bị hút vào các khoảng trống gây ra tiếng động.Cùng với tiếng kêu vui tai là cảm giác khoan khoái đến ngay tức thời. Cả bàn tay, bàn chân lập tức được thả lỏng hoàn toàn. Vì thế nhiều người nghiện sở thích bẻ khớp.Tuy nhiên, ít ai ngờ rằng, thói quen tưởng đem lại sự sung sướng ngay tức thời này lại gây ra cả núi hệ lụy lâu dài.Mất thẩm mỹ: Bẻ khớp ngón tay nhiều lần làm cho các khớp bị bè và to ra nên ngón tay sẽ trở nên gồ ghề ở phần đốt làm xấu cả bàn tay.Gây khó khăn khi cầm nắm vật: Khi các khớp xương phì đại và các mô xung quanh ngày càng sưng to sẽ gây mất cảm giác khi cầm nắm các vật.Viêm mặt sụn: Bẻ khớp liên tục sẽ làm tăng sự cọ xát liên tục và áp lực lên các mặt khớp khiến chúng dần bị hao mòn và có nguy cơ thoái hóa hoặc viêm mặt sụn.Sưng và đau: Khi đối mặt với nguy cơ mất tế bào sụn, cơ thể sẽ tự phản ứng và làm tăng sinh xương ở vị trí mất sụn, hình thành gai xương. Những gai xương mọc ra tác động đến các mô xung quanh khớp gây sưng và đau ngón tay.Viêm khớp: Khi bẻ khớp, các dây chằng sẽ bị kéo giãn đột ngột. Một số trường hợp, lực bẻ khớp quá mạnh làm dây chằng bị giãn quá ngưỡng khiến các khớp trở nên lỏng lẻo, làm gia tăng nguy cơ viêm khớp.Ảnh hưởng khi về già: Khi tuổi càng cao, hệ dây chằng, gân, sụn trở nên kém linh động, dễ tổn thương hơn nên việc vặn bẻ khớp sẽ làm gia tăng tốc độ thoái hóa khớp ảnh hưởng nghiêm trọng đến việc cầm nắm và di chuyển.Tốt nhất khi tay chân bị nhức mỏi, chỉ nên xoa bóp hoặc cử động khớp qua lại nhẹ nhàng, tránh gây ra các tiếng động. Các động tác tuy đơn giản đơn giản nhưng giúp gia tăng lưu lượng máu đến mô tạo cảm giác dễ chịu đồng thời tránh được các vi chấn thương.Cùng với cử động nhẹ nhàng là hãy hít thở sâu, đi lại để giảm cảm giác căng thẳng.Mời độc giả xem video:Sài Gòn - TP.HCM đẹp hoài cổ qua những tấm biển hiệu vẽ tay. Nguồn: VTV24.
Một số liệu thống kê cho biết, khoảng 30-60% trên tổng dân số thế giới có thói quen bẻ khớp tay, chân.
Thói quen bẻ khớp tay, chân luôn mang lại cảm giác khoan khoái dễ chịu. Đầu tiên là tiếng rắc rắc nghe vui tai.
Tiếng kêu rắc rắc phát là bởi hầu hết khớp xương đều gồm các túi nhỏ hoặc khoảng trống chứa chất hoạt dịch khớp. Khi bẻ khớp, không gian trống giữa các khớp xương giãn ra, áp suất giảm khiến chất hoạt dịch bị hút vào các khoảng trống gây ra tiếng động.
Cùng với tiếng kêu vui tai là cảm giác khoan khoái đến ngay tức thời. Cả bàn tay, bàn chân lập tức được thả lỏng hoàn toàn. Vì thế nhiều người nghiện sở thích bẻ khớp.
Tuy nhiên, ít ai ngờ rằng, thói quen tưởng đem lại sự sung sướng ngay tức thời này lại gây ra cả núi hệ lụy lâu dài.
Mất thẩm mỹ: Bẻ khớp ngón tay nhiều lần làm cho các khớp bị bè và to ra nên ngón tay sẽ trở nên gồ ghề ở phần đốt làm xấu cả bàn tay.
Gây khó khăn khi cầm nắm vật: Khi các khớp xương phì đại và các mô xung quanh ngày càng sưng to sẽ gây mất cảm giác khi cầm nắm các vật.
Viêm mặt sụn: Bẻ khớp liên tục sẽ làm tăng sự cọ xát liên tục và áp lực lên các mặt khớp khiến chúng dần bị hao mòn và có nguy cơ thoái hóa hoặc viêm mặt sụn.
Sưng và đau: Khi đối mặt với nguy cơ mất tế bào sụn, cơ thể sẽ tự phản ứng và làm tăng sinh xương ở vị trí mất sụn, hình thành gai xương. Những gai xương mọc ra tác động đến các mô xung quanh khớp gây sưng và đau ngón tay.
Viêm khớp: Khi bẻ khớp, các dây chằng sẽ bị kéo giãn đột ngột. Một số trường hợp, lực bẻ khớp quá mạnh làm dây chằng bị giãn quá ngưỡng khiến các khớp trở nên lỏng lẻo, làm gia tăng nguy cơ viêm khớp.
Ảnh hưởng khi về già: Khi tuổi càng cao, hệ dây chằng, gân, sụn trở nên kém linh động, dễ tổn thương hơn nên việc vặn bẻ khớp sẽ làm gia tăng tốc độ thoái hóa khớp ảnh hưởng nghiêm trọng đến việc cầm nắm và di chuyển.
Tốt nhất khi tay chân bị nhức mỏi, chỉ nên xoa bóp hoặc cử động khớp qua lại nhẹ nhàng, tránh gây ra các tiếng động. Các động tác tuy đơn giản đơn giản nhưng giúp gia tăng lưu lượng máu đến mô tạo cảm giác dễ chịu đồng thời tránh được các vi chấn thương.
Cùng với cử động nhẹ nhàng là hãy hít thở sâu, đi lại để giảm cảm giác căng thẳng.
Mời độc giả xem video:Sài Gòn - TP.HCM đẹp hoài cổ qua những tấm biển hiệu vẽ tay. Nguồn: VTV24.