Cũng như gừng tỏi là thứ gia vị không thể thiếu được trong các bếp ăn Việt, Hầu hết các món xào như các loại rau, đặc biệt như thịt bò, rau cần, rau muống mà không có tỏi thì chẳng ra gì, ngoài giá trị của tỏi làm tăng mùi vị, kích thích bữa ăn ngon miệng đã vậy, nhưng tỏi còn là vị thuốc thần dược vừa rẻ tiền dễ kiếm nhưng hiệu quả phòng và chống bệnh tật cho con người thì vô cùng lớn.
Theo đông y, tỏi có vị cay, tính ôn,hơi độc, vào hai kinh can và vị, có công dụng hành khí trệ, làm ấm tỳ vị, giải độc và sát trùng. Do đó, nó thường được dùng để chữa các chứng bệnh như đầy bụng, chậm tiêu, rối loạn tiêu hóa, đau bụng do lạnh, phù thũng, tiêu chảy, bệnh lỵ, sốt rét, ho gà, mụn nhọt, đỉnh độc, viêm loét lâu liền, rụng tóc, nấm tóc, rắn cắn…
Về tính khoa học thì tỏi có 3 hoạt chất chính allicin và liallyl sulfide và ajoene. Allicin là hoạt chất mạnh nhất và quan trọng nhất của tỏi. Nếu để nguyên các tép tỏi thì Allicin không xuất hiện trong tỏi. Nhưng khi được cắt mỏng hoặc đập dập và dưới sự xúc tác của phân hoá tố anilaza, chất aliin có sẳn trong tỏi biến thành allicin.
|
Củ tỏi càng cắt nhỏ hoặc càng đập nát, hoạt tính càng cao. |
Do đó,càng cắt nhỏ hoặc càng đập nát, hoạt tính càng cao. Nhưng Allicin dễ biến chất sau khi được sản xuất ra. Vì vậy càng để lâu, càng mất bớt hoạt tính. Hay đun nấu sẽ đẩy nhanh quá trình mất chất này. Allicin là một chất kháng sinh tự nhiên rất mạnh, vì thế mà tỏi có tính kháng khuẩn rất cao, chống nấm và chống ô-xy hóa.
Ngoài ra với hệ tim mạch, những nghiên cứu mới cho thấy tỏi có tác dụng làm giảm triglycerid và hàm lượng cholesterol xấu (LDL), nhưng lại tăng cholesterol tốt (HDL) do đó làm giảm các rối loạn chuyển hóa mỡ trong máu. Tỏi có khả năng giúp cơ thể phòng ngừa được ung thư,và trị được các nhóm bệnh về xương khớp, tim mạch, tiêu hóa.
Đó là điều nhiều nhà khoa học đã thừa nhận; song có điều trị được ung thư khi nó đã phát triển thành khối u hay không thì chưa chứng minh được, còn cần nghiên cứu tiếp.
Cách dùng tỏi tốt nhất là băm hoặc đập càng nhỏ càng tốt và để sau ít phút hãy dùng, nhưng để lâu và nấu sẽ làm giảm dần tác dụng của tỏi. Mỗi ngày mỗi người nên dùng 2 tép tỏi là tốt nhất. Tuy nhiên có cách dùng vừa tiện vừa dễ dùng mà lại vô cùng hiệu quả. Đó là ngâm rượu tỏi.
Cách ngâm rượu tỏi:
– Tỏi khô (đã bóc bỏ vỏ) 40 g đem thái nhỏ
– Rượu trắng 40-45 độ, 100 ml
– Cho rượu vào chai ngâm với tỏi, thỉnh thoảng lại lắc chai rượu, dần dần rượu chuyển từ màu trắng sang màu vàng, đến ngày thứ 10 thì chuyển sang màu nghệ là dùng được.
Cách uổng hiệu quả:
– Mỗi ngày uống 2 lần.
– Sáng uống 40 giọt (tương đương một thìa cà phê) trước khi ăn;
– Tối uống 40 giọt trước khi ngủ.
-Uống khoảng 20 ngày thì hết 100 ml bởi vậy cứ sau 10 ngày lại ngâm tiếp, để ngày nào cũng có rượu tỏi dùng. Uống liên tục suốt đời với một lượng rượu rất nhỏ như thế, người kiêng rượu hoặc không uống được rượu vẫn dùng được.
Công dụng:
Qua nhiều nghiên cứu phân tích, người ta thấy rượu tỏi có thể chữa được 4 nhóm bệnh sau:
– Xương khớp: Viêm đau khớp, vôi hóa các khớp, mỏi xương khớp.
– Hô hấp: Viêm họng, viêm phế quản, hen phế quản.
– Tim mạch: Huyết áp cao, huyết áp thấp, xơ mỡ động mạch.
– Tiêu hóa. Ợ chua, khó tiêu, viêm loét dạ dày – tá tràng.
Năm 1983, các nhà nghiên cứu Nhật Bản lại thông báo bổ sung thêm 2 nhóm bệnh nữa là bệnh trĩ và tiểu đường. Họ nhận xét đây là loại thuốc có hiệu quả chữa bệnh cao, không gây phản ứng phụ.
Nhất là trong cơ chế thị trường ngày nay các độc chất trong thực phẩm và đồ uống rất nhiều, nên tỏi chẳng những là lá chắn vô cùng hữu hiệu mà còn chữa được những căn bệnh thời đại, đó là ung thư, tim mạch, khớp, dạ dày và tiểu đường.
Lưu ý: Rượu tỏi hơi khó uống và cay nên những người không uống được rượu hay dị ứng với mùi tỏi, theo kinh nghiệm thì khi uống có thể pha loãng với nước lọc, như vậy rất dễ uống mà không hôi miệng.