Tác dụng tuyệt vời của hành tím với sức khỏe

Google News

Hành tím là một loại thực phẩm rất đáng để sử dụng bởi những tác dụng tuyệt vời mà nó đem lại cho sức khỏe con người.

Về giá trị dinh dưỡng, theo nhiều nghiên cứu thì trong hành tím (ba gồm cả hành tây tím và hành ta tím) có chứa nhiều dưỡng chất và hàm lượng cũng cao hơn so với hành trắng. Hành tây tím có chứa chất chống oxy hóa với hàm lượng từ 415-1917 mg (hành trắng chỉ có 270-1187 mg).
Hành tím cũng có chứa hàm lượng vitamin C cao, biotin, chromium, canxi, vitamin B6, axit folic, lưu huỳnh và chất xơ rất tốt cho sức khỏe. Những dưỡng chất này đều mang lại lợi ích cho cơ thể, mỗi thành phần có công dụng riêng.
Cải thiện sức khỏe tim mạch: Ăn hành tím giúp giảm cholesterol và triglyceride. Hợp chất quercetin trong hành tím giúp ngăn ngừa xơ cứng động mạch bằng cách loại bỏ hình thành mảng bám và làm giảm nguy cơ đau tim.
Điều trị các vấn đề về hô hấp: Hoạt động kháng viêm của hành tím giúp nới lỏng các cơ đường hô hấp và làm giảm hen suyễn cùng viêm phế quản. Nó cũng có hiệu quả trong việc ngăn ngừa ho, cảm lạnh, cúm, hắt hơi và chảy nước mũi.
Ngoài ra, hành tím có tính sát trùng cũng như sở hữu đặc tính kháng khuẩn. Nó có thể làm vô hiệu hóa vi khuẩn gây bệnh lao.
Tac dung tuyet voi cua hanh tim voi suc khoe
Giá trị chữa bệnh mạn tính bất ngờ của hành tím.
Kiểm soát huyết áp: Hành tím có lượng calo thấp, ít natri và không chứa chất béo. Ăn hành tím giúp tăng độ đàn hồi của mạch máu và có hiệu quả trong việc làm giảm huyết áp. Sự tác động giữa kali và natri sẽ giúp điều chỉnh huyết áp ở người cao tuổi, hành tím cũng giúp tăng sự độ đàn hồi của mạch máu và có tác dụng hiệu quả trong việc làm giảm huyết áp. Ngoài ra, nó cũng làm loãng máu, đánh tan các cục máu đông và lọc máu ra khỏi các chất béo không lành mạnh.Đây chính là một cách làm giảm huyết áp tự nhiên.
Ngăn ngừa ung thư: Các chất hóa học thực vật disulphide, trisulphide, cepaene và quercetin trong hành tím có tác dụng làm giảm viêm, ngừa ung thư. Đặc biệt, Fructo-oligosaccharides trong hành kích thích sự tăng trưởng của vi khuẩn có lợi trong ruột kết và giúp giảm nguy cơ phát triển khối u ở ruột kết và hạn chế ung thư.
Tốt cho gan: Củ hành có chứa một lượng lớn lưu huỳnh và phenoplast. Do đó, nó có tác dụng tích cực trong quá trình thanh lọc, thải độc gan phòng tránh các bệnh nguy hiểm, đặc biệt là ung thư gan.
Ngừa thiếu máu: Sắt là vi chất tham gia tích cực vào quá trình tạo máu, vận chuyển oxy từ phổi đến các tế bào mà sắt chứa hàm lượng lớn trong hành tím nên khi ăn hành tím giúp chúng ta ngăn ngừa sự thiếu máu trong cơ thể.
Hạ sốt và giảm cảm cúm: Mỗi khi bị sốt hoặc cảm cúm, ăn hành tím có thể giúp hạ sốt và giảm các triệu chứng cảm, do vị hăng của hành thúc đẩy lưu thông máu và tăng tiết mồ hôi. Đồng thời, hành tím có tác dụng tăng cường hệ miễn dịch cho cơ thể giúp hạn chế mắc bệnh cảm cúm thông thường.
Tốt cho bệnh nhân tiểu đường: Hoạt chất Chromium trong hành tím hỗ trợ làm giảm mức độ insulin và cải thiện lượng đường glucose hấp thụ vào cơ thể.
Kháng viêm và diệt khuẩn, đẩy lùi bệnh tật do độc tố trong thực phẩm gây ra: Trong hành tây tím chứa các chất có tác dụng kháng khuẩn, loại bỏ các chất độc hại trong cơ thể. Từ đó, giúp điều trị các bệnh do độc tố của thực phẩm gây nên, tiêu diệt các loại vi khuẩn lây nhiễm, như vi khuẩn E.coli, vi khuẩn salmonella. Ngoài ra, các chất hóa học thực vật trong hành tím còn giúp làm giảm nguy cơ viêm loét dạ dày..
Bảo vệ hệ tiêu hóa, chống táo bón: Nguồn chất xơ dồi dào trong hành tím có tác dụng rất hữu hiệu và thúc đẩy sự phát triển của lợi khuẩn trong ruột, chống táo bón rất tốt. Vậy nên, hãy ăn một củ hành mỗi ngày sẽ giúp bạn cải thiện được tình trạng táo bón.
Tăng tiết sữa mẹ: Việc ăn hành tím sẽ giúp cho lượng sữa của người mẹ đang cho con bú tiết ra nhiều hơn. Trước khi ăn, cần tham khảo ý kiến của bác sĩ, để được tư vấn cách ăn phù hợp.
Pha loãng máu: Trong hành tím rất giàu flavonoid, một chất chuyển hóa trung gian, có tác dụng làm loãng máu, hòa tan máu đông, đồng thời giúp thanh lọc máu, lọc các chất béo không lành mạnh.
Điều trị triệu chứng của bệnh lao: Theo như các nghiên cứu đã chỉ ra rằng, hành tím có tính sát trùng và đặc tính kháng khuẩn cao. Vậy nên, nó có thể làm bất hoạt vi khuẩn gây bệnh lao. Nên ăn hành cùng muối để mang lại hiệu quả cao hơn.
Chữa mụn nhọt: Được biết, tinh chất trong hành tây tím có tác dụng làm giảm mụn trứng cá, vết thâm mụn,... khá hiệu quả. Đối với mụn cóc, hành tím cũng giúp mụn xẹp xuống rồi biến mất.
Làm giảm rụng tóc: Theo một nghiên cứu, việc bôi nước ép hành tây lên trên da đầu với tần suất hai lần một tuần trong vòng 2 tháng sẽ cải thiện được tình trạng gãy rụng, giúp cho tóc mọc nhanh trở lại. Đây là biện pháp rất dễ thực hiện, chi phí lại thấp mà đem lại hiệu quả bất ngờ.
ThS.BS Nguyễn Xuân Thái (Viện Y học phóng xạ và u bướu quân đội)
ThS.BS Nguyễn Xuân Thái

>> xem thêm

Bình luận(0)