Điều này mở ra một giải pháp mới để điều trị chứng lo âu và chứng rối loạn căng thẳng sau chấn thương (PTSD).
Phát hiện này thách thức những nghiên cứu trước đây, mà cho rằng những sự kiện chấn thương đều sử dụng những dây thần kinh giống nhau theo cùng một cách, làm cho chúng không thể phân biệt được về mặt vật lý.
Một nhóm các nhà khoa học thuộc Trung tâm Y tế Đại học Columbia (CUMC) và Đại học McGill đã phân tích các tế bào thần kinh từ một loại sinh vật biển gọi là Aplysia. Thí nghiệm nhằm kiểm tra giả thuyết giải thích lý do tại sao những ký ức về những sự cố liên quan đến kinh nghiệm tệ hại có thể khiến con người cảm thấy lo lắng.
|
Ảnh minh họa |
Kết quả thấy rằng: Các nơ-ron tạo ra những kỷ niệm lâu dài bằng cách gia cố các “cây cầu” hóa học được gọi là các khớp thần kinh liên kết chúng với nhau.
Một kinh nghiệm có thể gây hại cho cơ thể, chẳng hạn như chạm vào bề mặt nóng hoặc trải qua bạo lực, sẽ được mã hóa như là một ký ức kết hợp khi mối liên hệ giữa các nơ-ron thần kinh tăng lên.
Kinh nghiệm không phải lúc nào cũng mới mẻ. Một sinh vật có thể chạm vào một bề mặt nóng trong khi nó nghe tiếng chuông, hoặc nghe một tiếng sủa ở gần đó khi chúng bị tấn công. Tiếng chuông có thể liên quan, hoặc có thể chỉ là ngẫu nhiên, tuy nhiên các nơ-ron vẫn ghi lại thông tin trong trường hợp cần thiết dùng đến chúng.
Đôi khi bộ nhớ ngẫu nhiên này không tạo ra bất kì lợi ích nào, mà chúng lại gây ra những lo lắng khả dĩ giúp chúng ngăn ngừa khỏi những tổn hại trong tương lai – nhưng điều này lại không cần thiết. Nhiều người mắc chứng PTSD lặp lại những kinh nghiệm chấn thương khi họ tiếp xúc với những kích thích dường như không liên quan.
"Tôi có thể cho một ví dụ về điều này. Giả sử như bạn đang đi bộ ở một khu vực có tỉ lệ tội phạm cao. Bạn băng ngang qua một lối đi tắt ở một con hẻm tối tăm và bị móc túi, sau đó bạn tình cờ nhìn thấy một hộp thư gần đó. Và bạn có thể cảm thấy thực sự lo lắng khi muốn gửi thư cho ai đó sau này", nhà nghiên cứu Samuel Schacher của CUMC cho biết.
Sự lo lắng gây ra bởi bộ nhớ ngẫu nhiên về hộp thư có thể ảnh hưởng đến một người - khi việc thấy các hộp thư vô hại tương tự tạo ra phản ứng căng thẳng cho họ. Trong khi chúng lại không có lợi trong việc nhắc nhở người ta tránh những trường hợp bị móc túi trong tương lai.
Bộ nhớ ngẫu nhiên không liên quan này khi gắn với một kích thích yếu vẫn có thể tạo ra một bộ nhớ dài hạn. Nó có thể kết hợp với một kích thích mạnh hơn và khiến dây thần kinh thông qua một phản ứng tiếp hợp khác.
Những thay đổi trong dây thần kinh để lưu trữ bộ nhớ được gây ra bởi các hóa chất gọi là protein liên quan đến độ dẻo. Theo giả thuyết chúng được gắn nhãn theo một cách nào đó ở mỗi khớp thần kinh.
Nghiên cứu trước đây cho thấy, các quá trình hóa học đằng sau hai cách hình thành bộ nhớ có đặc điểm chung và làm cho chúng không thể được phân biệt. Nhưng nếu những giả thuyết “gắn nhãn” đó xảy ra theo những cách khác nhau, giới khoa học có thể khai thác đặc điểm vật lý này.
"Một trọng tâm của nghiên cứu hiện tại của chúng tôi là phát triển các chiến lược để loại bỏ những ký ức không cần thiết. Những ký ức này có thể bị khắc vào não người trong một trải nghiệm chấn thương trước đó. Việc loại bỏ này không hề làm tổn hại đến những kỷ ức khác và chúng có thể giúp mọi người đưa ra những quyết định sáng suốt trong tương lai - như không đi đường tắt qua các con hẻm tối ở khu vực có tỉ lệ tội phạm cao", Schacher nói.
Để thử nghiệm điều này, các nhà nghiên cứu lấy một cặp nơ-ron cảm giác của ốc sên kết nối với một nơ-ron vận động đơn. Một nơ-ron cảm giác được kích thích theo cách đại diện cho một bộ nhớ kết hợp chặt chẽ; nơ-ron thứ hai được kích thích để tạo ra một bộ nhớ ngẫu nhiên, không kết hợp.
Các nhà nghiên cứu thấy rằng sức mạnh của các kết nối ở mỗi khớp được gây ra bởi hai loại protein khác nhau được gọi là kinase, loại mà khoa học gọi là protein kinase M Apl I và protein kinase M Apl III.
Chọn lọc để vô hiệu một trong những kinase này có khả năng ngăn chặn những trải nghiệm không có ích khắc vào các mạng lưới thần kinh. Và chúng có thể xóa đi hoàn toàn sự tồn tại của những ký ức này.
May mắn thay, động vật có xương sống cũng có các protein tương tự như các kinase này khi chúng hoạt động trong quá trình hình thành trí nhớ. Điều này cho thấy bộ não của chúng ta hoạt động theo những cách tương tự ốc sên. Và chúng ta có thể xóa những kí ức không mong muốn có thể gây ra những tổn thương cho mình khỏi trí nhớ.
Jiangyuan Hu từ CUMC cho biết: "Tẩy xoá bộ nhớ có thể làm giảm bớt chứng rối loạn lo âu và chứng PTSD bằng cách loại bỏ bộ nhớ không liên quan gây ra phản ứng sinh lý không thích hợp”