Nhiều người cho rằng muốn giảm cân, phòng tăng đường huyết, đái tháo đường chỉ cần ăn kiêng cơm. Bởi nhóm người này cho rằng cơm là thủ phạm gây tình trạng trên. Bỏ cơm nhưng ăn vặt: Sai càng sai
Theo BS Dzoãn Thị Tường Vi (nguyên Trưởng khoa Dinh dưỡng, Bệnh viện 198), trong khẩu phần ăn hàng ngày, chất đạm chiếm 12-15%, chất béo không quá 25%, còn lại là đường bột. Nghĩa là đường bột là năng lượng chính trong khẩu phần.Tuy nhiên, nhiều người không hiểu vấn đề nên "đổ tội" cho cơm gây béo, dẫn tới sai lầm trong ăn uống, ảnh hưởng trực tiếp tới sức khỏe.TS Từ Ngữ, Tổng Thư ký Hội Dinh dưỡng Việt Nam cho biết, trong một số bệnh lý, các chuyên gia khuyên hạn chế ăn một số thực phẩm, không ai khuyên kiêng ăn chất này hay chất nọ, vì mỗi chất dinh dưỡng đều có vai trò nhất định đối với cơ thể. Theo vị chuyên gia này, không chuyên gia nào khuyến cáo người tiểu đường không ăn cơm hoặc tinh bột.BS Tường Vi cho rằng nếu ăn cân đối, hợp lý, cơ thể mới khỏe mạnh. Nếu ăn quá nhiều đường bột, cơ thể sẽ tích lũy mỡ. Tuy nhiên, nhóm chất đường bột không chỉ từ cơm mà còn từ rất nhiều thực phẩm khác như trái cây, bánh, kẹo, mứt, trà sữa, đồ uống có ga..."Những loại đường đó thường dễ hấp thu, ăn quá nhu cầu sẽ chuyển thành mỡ, nguy cơ thừa cân, béo phì. Nhiều người ăn ít cơm nhưng lại thường xuyên ăn vặt là sai lầm, khiến họ tăng cân", BS Tường Vi nói.So với các loại bánh trái kể trên, BS Vi nói cơm lành hơn vì là tinh bột, đường đa, khi vào cơ thể, chúng chặt dần các liên kết thành đường đơn, lúc đó mới hấp thu. Thực tế hiện chúng ta không ăn quá nhiều cơm, nhiều người nạp chất đường bột từ các nguồn khác, tăng cân, rồi lại đổ tại cơm là sai.Để tránh tăng cân, người dân cần giảm tất cả chất bột đường, chứ không chỉ cơm. Tuyệt đối không được bỏ hoàn toàn cơm hay tinh bột, bởi sẽ gây nên rối loạn chuyển hóa. Ăn ít, nhịn cơm gây hoa mắt, mất tập trung, vì sao?
Nhiều người có hiện tượng hoa mắt, mất tập trung vì ăn ít, nhịn cơm. Phân tích về điều này, BS Vi nói chất bột đường có vai trò cung cấp năng lượng cho cơ thể và oxy cho não. Nhịn ăn tinh bột sẽ gây buồn ngủ, ngủ gật, thiếu sức sống vì không có oxy cho não, nhất là vào buổi sáng."Do đó, bắt buộc phải ăn tinh bột, có thể từ cơm, hoặc bún, phở, cháo, bánh mì, nhất là vào buổi sáng, sau một đêm dài nhịn đói", BS Tường Vi cho hay.Nữ chuyên gia dinh dưỡng cũng khuyến cáo ăn nhiều thịt thay cơm cũng không tốt, bởi gây quá tải cho gan, từ đó làm rối loạn, phát sinh các bệnh về chuyển hóa.Muốn giảm cân, mọi người có thể thay cơm bằng ngô, khoai, sắn, bởi chúng có năng lượng thấp hơn gạo nhưng khi ăn vào sẽ chiếm phần lớn diện tích dạ dày tạo nên cảm giác no. Việc uống nước (hoặc nước canh) trước khi ăn sẽ làm tăng chuyển hóa, ức chế cảm giác thèm ăn.
Nhiều người cho rằng muốn giảm cân, phòng tăng đường huyết, đái tháo đường chỉ cần ăn kiêng cơm. Bởi nhóm người này cho rằng cơm là thủ phạm gây tình trạng trên.
Bỏ cơm nhưng ăn vặt: Sai càng sai
Theo BS Dzoãn Thị Tường Vi (nguyên Trưởng khoa Dinh dưỡng, Bệnh viện 198), trong khẩu phần ăn hàng ngày, chất đạm chiếm 12-15%, chất béo không quá 25%, còn lại là đường bột. Nghĩa là đường bột là năng lượng chính trong khẩu phần.
Tuy nhiên, nhiều người không hiểu vấn đề nên "đổ tội" cho cơm gây béo, dẫn tới sai lầm trong ăn uống, ảnh hưởng trực tiếp tới sức khỏe.
TS Từ Ngữ, Tổng Thư ký Hội Dinh dưỡng Việt Nam cho biết, trong một số bệnh lý, các chuyên gia khuyên hạn chế ăn một số thực phẩm, không ai khuyên kiêng ăn chất này hay chất nọ, vì mỗi chất dinh dưỡng đều có vai trò nhất định đối với cơ thể. Theo vị chuyên gia này, không chuyên gia nào khuyến cáo người tiểu đường không ăn cơm hoặc tinh bột.
BS Tường Vi cho rằng nếu ăn cân đối, hợp lý, cơ thể mới khỏe mạnh. Nếu ăn quá nhiều đường bột, cơ thể sẽ tích lũy mỡ. Tuy nhiên, nhóm chất đường bột không chỉ từ cơm mà còn từ rất nhiều thực phẩm khác như trái cây, bánh, kẹo, mứt, trà sữa, đồ uống có ga...
"Những loại đường đó thường dễ hấp thu, ăn quá nhu cầu sẽ chuyển thành mỡ, nguy cơ thừa cân, béo phì. Nhiều người ăn ít cơm nhưng lại thường xuyên ăn vặt là sai lầm, khiến họ tăng cân", BS Tường Vi nói.
So với các loại bánh trái kể trên, BS Vi nói cơm lành hơn vì là tinh bột, đường đa, khi vào cơ thể, chúng chặt dần các liên kết thành đường đơn, lúc đó mới hấp thu. Thực tế hiện chúng ta không ăn quá nhiều cơm, nhiều người nạp chất đường bột từ các nguồn khác, tăng cân, rồi lại đổ tại cơm là sai.
Để tránh tăng cân, người dân cần giảm tất cả chất bột đường, chứ không chỉ cơm. Tuyệt đối không được bỏ hoàn toàn cơm hay tinh bột, bởi sẽ gây nên rối loạn chuyển hóa.
Ăn ít, nhịn cơm gây hoa mắt, mất tập trung, vì sao?
Nhiều người có hiện tượng hoa mắt, mất tập trung vì ăn ít, nhịn cơm. Phân tích về điều này, BS Vi nói chất bột đường có vai trò cung cấp năng lượng cho cơ thể và oxy cho não. Nhịn ăn tinh bột sẽ gây buồn ngủ, ngủ gật, thiếu sức sống vì không có oxy cho não, nhất là vào buổi sáng.
"Do đó, bắt buộc phải ăn tinh bột, có thể từ cơm, hoặc bún, phở, cháo, bánh mì, nhất là vào buổi sáng, sau một đêm dài nhịn đói", BS Tường Vi cho hay.
Nữ chuyên gia dinh dưỡng cũng khuyến cáo ăn nhiều thịt thay cơm cũng không tốt, bởi gây quá tải cho gan, từ đó làm rối loạn, phát sinh các bệnh về chuyển hóa.
Muốn giảm cân, mọi người có thể thay cơm bằng ngô, khoai, sắn, bởi chúng có năng lượng thấp hơn gạo nhưng khi ăn vào sẽ chiếm phần lớn diện tích dạ dày tạo nên cảm giác no. Việc uống nước (hoặc nước canh) trước khi ăn sẽ làm tăng chuyển hóa, ức chế cảm giác thèm ăn.