Từ đầu năm đến nay, cả nước đã ghi nhận hơn 36.000 ca bênh sốt xuất huyết (SXH), 11 ca đã tử vong. Hiện miền Nam đang đứng đầu về số ca mắc sốt xuất huyết, chiếm tỷ lệ 63% trên cả nước. TP HCM, Khánh Hòa, Bình Định, Đà Nẵng, Đồng Tháp, Phú Yên… là những điểm nóng của dịch. So với cùng kỳ năm 2015, số bệnh nhân sốt xuất huyết năm 2016 tăng gấp 3 lần.
Trao đổi với PV Kiến Thức, Ông Trần Đắc Phu, Cục trưởng Cục Y tế dự phòng Bô Y tế nhận định: “Theo chu kì năm nay tuy không phải năm đỉnh dịch theo chu kì của bệnh sốt xuất huyết. Tuy nhiên, miền Nam đang trong gian đoạn mùa mưa. Do vậy, diễn biến của bệnh vẫn hết sức phức tạp. Nếu người dân lơ là, các cơ quan phòng dịch không sát sao thì dịch bệnh vẫn có cơ hội hoành hành”.
Liên quan đến 11 ca bệnh sốt xuất huyết đã tử vong từ đầu năm, PGS. TS BS Nguyễn Văn Kính, giám độc Bệnh viên Bệnh nhiệt đới TW cho biết: “Sốt xuất huyết không quá nguy hiểm, chúng ta hoàn toàn có phác đồ để điều trị. Nhưng người dân thì thường rất chủ quan, đến khi bệnh nặng và có các biến chứng thì lúc đó mới đi khám. Điều này gây khó khăn cho quá trình cấp cứu và điều trị”.
|
Bệnh nhân sốt xuất huyết được điều trị tại BV Bệnh nhiệt đới TW |
Trên lý thuyết, một người có thể mắc SXH 4 lần trong đời. Bệnh thường diễn tiến trong 7 ngày, phần lớn tự khỏi, tỉ lệ biến chứng nặng chỉ từ 3%-5%. Người mắc bệnh nhất thiết phải đi khám, nếu xuất hiện các triệu chứng nặng như đau bụng, bứt rứt, chảy máu cam, chảy máu chân răng, tay chân lạnh…cần đưa ngay đến bệnh viện.
Truyền bệnh sốt xuất huyết là muỗi vằn đẻ ở môi trường nước trong thường thấy ở các vật phế thải chứa nước, như: vỏ hộp, chai lọ, lốp xe... hoặc bình hoa trong nhà. “Tuy nhiên, người dân cứ cho rằng muỗi truyền SXH chỉ ở các cống rãnh, ao hồ nên không nỗ lực loại bỏ các nguồn truyền bệnh trên”, PGS Trần Đắc Phu nhấn mạnh.
|
Giữ gìn môi trường sống sạch là điều quan trọng để phòng bệnh SXH. |
Trong 1 diễn biến khác, Việt Nam là một trong 5 quốc gia tại khu vực Châu Á tham gia trong giai đoạn 3 của tiến trình thử nghiệm. Thời gian tới, dự kiến vacxin ngừa sốt xuất huyết có thể góp phần phòng ngừa căn bệnh nguy hiểm này.