Mang vị thế 1 doanh nghiệp lớn nhưng Sohaco nhập thuốc kém chất lượng liên tiếp và nhiều lần dính phốt bán thuốc giá cao hơn nhiều so với giá kê khai để thu lợi nhuận "khủng".
|
Dược phẩm Sohaco bị sờ gáy vì "che giấu" giá thật thuốc Topbit với khách hàng. Ảnh minh họa. |
Về việc Sohaco thổi phồng giá thuốc, trao đổi với Kiến Thức, Luật sư Trần Tuấn Anh, công ty luật Thiên Thanh cho biết: “Theo quy định của Luật dược năm 2005 và các văn bản hướng dẫn thi hành, cơ sở nhập khẩu thuốc phải niêm yết giá bán tại nơi bán thuốc và không được bán cao hơn so với giá niêm yết. Trường hợp doanh nghiệp bán giá cao hơn so với giá đã kê khai thì căn cứ theo quy định tại điểm c khoản 1 Điều 47 Nghị định 176/2013/NĐ-CP của Chính Phủ quy định xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực y tế mức xử phạt từ 10.000.000 đồng đến 20.000.000 đồng. Vì vậy, theo tôi, việc 1 doanh nghiệp nhiều lần vi phạm cả về nhập khẩu thuốc kém chất lượng và buôn bán đội giá thuốc, là tình tiết tăng nặng. Điều này thể hiện doanh nghiệp rất coi thường pháp luật và cần phải được xử lý nghiêm minh”.
|
TS Trần Tuấn, Giám đốc Trung tâm Nghiên cứu và Đào tạo Phát triển Cộng đồng (RTCCD)
|
Chung quan điểm về việc nhập khẩu thuốc kém chất lượng và thổi phồng giá thuốc của Sohaco nhiều chuyên gia cũng cho rằng, doanh nghiệp nhưSohaco đã bị chi phối quá nhiều bởi lợi nhuận.
TS Trần Tuấn, Giám đốc Trung tâm Nghiên cứu và Đào tạo Phát triển Cộng đồng (RTCCD) cho rằng: “Hiện nay, các cơ quan chức năng vẫn chưa thực sự vào cuộc một cách sát sao, cùng với đó là thiếu các tổ chức giám sát độc lập cho nên doanh nghiệp vẫn cố tình lách luật. Hãy thử nghĩ xem, nếu lý thuyết lợi ích là 200%, thì đương nhiên, doanh nghiệp cứ thấy lãi là làm. Với các doanh nghiệp vừa nhập khẩu thuốc kém chất lượng, vừa bán thuốc đội giá, cung cách làm việc như vậy thì người dân không nên mong chờ vào đạo đức kinh doanh một cách tự nguyện.”
Trong một diễn biến tương đồng, khi nói về ảnh hưởng của việc nhập khẩu thuốc kém chất lượng, đội giá, chuyên gia kinh tế Nguyễn Minh Phong nhận định việc này sẽ có những ảnh hưởng đến thị trường dược phẩm trong nước. Cụ thể, Ông Phong cho rằng: “ Việc đội giá sản phẩm có thể bởi vì doanh nghiệp đã nhập khẩu những loại thuốc đang khan hiếm, hoặc là các loại thuốc ít được cấp phép nhập khẩu vào Việt Nam. Điều đó sẽ tạo ra cơ chế độc quyền, ảnh hưởng đến lợi ích của các doanh nghiệp khác. Điều này Hiệp hội các doanh nghiệp Dược cũng cần phải vào cuộc mạnh mẽ. Còn việc nhập khẩu, phân phối thuốc kém chất lượng thì nếu cứ tái diễn thì sớm muộn gì doanh nghiệp cũng không còn uy tín và niềm tin nơi người tiêu dùng”.
Mời độc giả xem video: Rùng mình công nghệ sấy thuốc đông dược bằng lưu huỳnh: