1. Thực hiện chế độ ăn ngăn ngừa phổi khô, chú ý dưỡng ẩm phổi
Mùa thu tương ứng với mùa phổi của ngũ tạng bốn mùa, nên ăn nhiều thực phẩm dưỡng âm, nhuận tràng như khoai lang, củ cải, củ sen, hành tây, tảo bẹ, nấm hương, cần tây, chuối, táo, mật ong… Những thực phẩm này đều có tác dụng dưỡng ẩm phổi, ngoài ra còn có tác dụng dưỡng âm cho phổi, ổn định huyết áp và ngăn ngừa các bệnh về tim mạch.
|
Ảnh minh họa. |
2. Chống mệt mỏi mùa thu và đi ngủ sớm hơn
Thời tiết mùa thu có lúc dễ chịu nhưng cũng là thời điểm nhiều người dễ cảm thấy mệt mỏi, lúc này nếu thói quen ngủ muộn vào mùa hè không được thay đổi thì hiện tượng mệt mỏi mùa thu càng dễ xảy ra. Đồng thời, nếu không ngủ đủ giấc, bạn dễ bị huyết áp không ổn định và gây ra các bệnh về tim mạch.
Từ 23 giờ đêm đến 1 giờ sáng là lúc dương khí phát triển, cũng là giai đoạn quan trọng để duy trì dương khí và là thời gian ngủ tốt nhất cho cơ thể con người.
Nếu bỏ lỡ khoảng thời gian này, chất lượng giấc ngủ sẽ bị ảnh hưởng rất nhiều. Nói chung, tốt nhất nên đi ngủ lúc 22h30, đặc biệt là trước 1h sáng, nếu không sẽ ảnh hưởng đến dương khí vào ngày hôm sau, không có lợi cho sức khỏe, ảnh hưởng tương đối lớn tới cơ thể.
3. Chú ý ăn mặc
Đối với những người trung niên, người cao tuổi, tốt nhất nên mặc một chiếc áo khoác mỏng vào những lúc lạnh trong ngày. Bằng cách này, sự chênh lệch nhiệt độ sẽ ít gây khó chịu cho cơ thể hơn và nguy cơ mắc bệnh tim mạch cũng sẽ nhỏ hơn.
|
Ảnh minh họa. |
Chú ý bổ sung quần áo kịp thời và đắp chăn khi ngủ vào ban đêm để tránh bị cảm lạnh ở bụng. Vì thời tiết mùa thu nóng lạnh bất thường nên bạn không nên mặc quá nhiều quần áo, chú ý thêm bớt quần áo khi nhiệt độ thay đổi để giữ ấm, không bị lạnh.
4. Chú ý sức khỏe tim mạch
Tiếp theo mùa thu là mùa đông, mùa đông là mùa có tỷ lệ đột quỵ cao nhất, sự khởi phát của các bệnh về tim mạch và mạch máu não là điều khiến người cao tuổi lo lắng nhất. Bắt đầu chú ý đến việc duy trì mạch máu vào mùa thu có thể làm giảm tỷ lệ mắc bệnh tim mạch và mạch máu não vào mùa đông:
- Uống nửa cốc nước trước khi đi ngủ: Buổi tối khi ngủ, máu lưu thông chậm lại, độ nhớt của máu tăng cao dễ hình thành các bệnh huyết khối. Uống một lượng nước ấm thích hợp có thể làm loãng máu và ngăn ngừa sự xuất hiện của cục máu đông.
- Uống nước vào buổi sáng: Sau khi thức dậy vào buổi sáng, cơ thể bắt đầu tiết ra các hormone như adrenaline khiến huyết áp tăng cao, hơn nữa nếu không uống nước cả đêm, máu sẽ đặc hơn và dễ bị tắc mạch xảy ra. Sau khi thức dậy, bạn có thể nhâm nhi một cốc nước ấm để ngăn ngừa cục máu đông.
|
Ảnh minh họa. |
- Ăn dầu mè điều độ: Dầu mè rất giàu vitamin E, giúp duy trì tính toàn vẹn và chức năng bình thường của màng tế bào, làm giảm sự tích tụ lipid trong cơ thể, thúc đẩy sự phân chia tế bào, làm mềm mạch máu và duy trì độ đàn hồi của mạch máu, từ đó bảo vệ hệ tim mạch và mạch máu não.
- Ăn hai tép tỏi mỗi ngày: Allicin có trong tỏi được mệnh danh là chất “làm sạch” mạch máu. Ăn hai tép tỏi mỗi ngày có thể hỗ trợ hạ huyết áp, làm giãn mạch máu, hạ đường huyết và thậm chí chống lại các khối u.
- Ăn một bát cháo ngũ cốc: Ăn một bát cháo ngũ cốc mỗi ngày có thể giúp bảo vệ mạch máu. Các loại ngũ cốc có vỏ màu đỏ, tím và đen là nguồn cung cấp anthocyanin dồi dào, lúa mạch và yến mạch rất giàu beta glucan. Những chất này giúp ngăn ngừa bệnh tim mạch vành, giúp kiểm soát cholesterol trong máu và bảo vệ mạch máu.
- Đi bộ 6.000 bước mỗi ngày: Bước sang mùa thu, nhiệt độ giảm xuống, tập thể dục phù hợp có thể tiếp thêm sinh lực cho cơ thể mà đi bộ là bài tập tiết kiệm nhất, đi bộ hàng ngày có thể duy trì chức năng toàn vẹn của tế bào nội mô mạch máu, ngăn ngừa xơ cứng động mạch, trì hoãn lão hóa mạch máu và giảm lipid máu.
>>> Mời quý độc giả xem thêm video: Dịch cúm B diễn biến bất thường hơn mọi năm