Đắp mặt nạ là một trong những bước chăm sóc da phổ biến, được nhiều người áp dụng để ngăn chặn dấu vết thời gian. Bác sĩ thẩm mỹ Wu Yiru làm việc tại phòng khám Shengyi (Trung Quốc) lưu ý, có 5 sai lầm khi đắp mặt nạ nhiều người mắc. Việc làm này khiến bạn khó nhận được hiệu quả chăm sóc da, thậm chí khiến da xấu hơn. (Ảnh minh họa)Đắp mặt nạ quá lâu. Mỗi loại mặt nạ có thời gian đắp khác biệt, dựa vào hướng dẫn sử dụng trên bao bì sản phẩm. Thông thường, thời gian đắp mặt nạ hiệu quả là 10-20 phút. Đây là khoảng thời gian cần thiết để da hấp thụ các dưỡng chất có trong mặt nạ.Đắp quá lâu khiến lớp ẩm và axit có lợi cho da bị mất đi, độ ẩm tự nhiên trên bề mặt bay hơi khiến da trở nên khô, dễ tổn thương.Một lý do khác không nên đắp mặt nạ quá lâu là mỹ phẩm thường được thêm chất bảo quản để tuân thủ các quy định về kháng khuẩn. Đắp quá lâu khiến chất bảo quản lưu lại trên mặt thời gian dài, không có lợi.Không làm sạch da trước khi đắp mặt nạ. Làm sạch da trước khi đắp mặt nạ rất quan trọng. Sữa rửa mặt giúp loại bỏ bụi bẩn và dầu thừa, giúp lỗ chân lông thông thoáng. Nhờ vậy, dưỡng chất trong mặt nạ có cơ hội thẩm thấu, phát huy tác dụng chăm sóc da. Ngược lại, không làm sạch da khiến lỗ chân lông bít tắc, vừa khó hấp thụ dưỡng chất vừa khiến dưỡng chất khó thẩm thấu vào da.Không rửa sau khi đắp mặt nạ. Nhiều người nhầm tưởng giữ lại lớp tinh chất sau khi đắp mặt nạ giúp dưỡng da tốt hơn. Thực tế, mặt nạ có chứa chất bảo quản, cần làm sạch nhẹ bằng nước sau khi sử dụng. Tiếp đó, sử dụng kem dưỡng ẩm mỏng lên da để khóa ẩm.Sử dụng mặt nạ giấy nhiều lần. Mặt nạ giấy được thiết kế phù hợp cho một lần sử dụng. Sử dụng lại nhiều lần làm tăng nguy cơ nhiễm khuẩn, vừa không mang lại hiệu quả chăm sóc da, vừa khiến da dễ nổi mụn.Chọn mặt nạ không phù hợp với loại da. Da dầu, da khô hay da hỗn hợp sẽ cần dưỡng chất khác nhau. Trong khi đó, thị trường có nhiều sản phẩm mặt nạ với công dụng khác nhau như mặt nạ dưỡng ẩm, mặt nạ làm sạch sâu, mặt nạ làm sáng da,... Lựa chọn mặt nạ không đúng sẽ khiến da không được chăm sóc tốt nhất, gây lãng phí.Ngoài ra, không nên đắp mặt nạ hàng ngày. Tần suất đắp mặt nạ dày đặc sẽ lấy đi lớp dầu tự nhiên bảo vệ trên bề mặt da. Điều này khiến da mất khả năng chống lại tác động của môi trường, dễ bị tổn thương như mẩn đỏ. >>> Mời độc giả xem thêm video: Hà Nội: Người đàn ông tử vong khi hút mỡ bụng tại thẩm mỹ viện
Đắp mặt nạ là một trong những bước chăm sóc da phổ biến, được nhiều người áp dụng để ngăn chặn dấu vết thời gian. Bác sĩ thẩm mỹ Wu Yiru làm việc tại phòng khám Shengyi (Trung Quốc) lưu ý, có 5 sai lầm khi đắp mặt nạ nhiều người mắc. Việc làm này khiến bạn khó nhận được hiệu quả chăm sóc da, thậm chí khiến da xấu hơn. (Ảnh minh họa)
Đắp mặt nạ quá lâu. Mỗi loại mặt nạ có thời gian đắp khác biệt, dựa vào hướng dẫn sử dụng trên bao bì sản phẩm. Thông thường, thời gian đắp mặt nạ hiệu quả là 10-20 phút. Đây là khoảng thời gian cần thiết để da hấp thụ các dưỡng chất có trong mặt nạ.
Đắp quá lâu khiến lớp ẩm và axit có lợi cho da bị mất đi, độ ẩm tự nhiên trên bề mặt bay hơi khiến da trở nên khô, dễ tổn thương.
Một lý do khác không nên đắp mặt nạ quá lâu là mỹ phẩm thường được thêm chất bảo quản để tuân thủ các quy định về kháng khuẩn. Đắp quá lâu khiến chất bảo quản lưu lại trên mặt thời gian dài, không có lợi.
Không làm sạch da trước khi đắp mặt nạ. Làm sạch da trước khi đắp mặt nạ rất quan trọng. Sữa rửa mặt giúp loại bỏ bụi bẩn và dầu thừa, giúp lỗ chân lông thông thoáng. Nhờ vậy, dưỡng chất trong mặt nạ có cơ hội thẩm thấu, phát huy tác dụng chăm sóc da. Ngược lại, không làm sạch da khiến lỗ chân lông bít tắc, vừa khó hấp thụ dưỡng chất vừa khiến dưỡng chất khó thẩm thấu vào da.
Không rửa sau khi đắp mặt nạ. Nhiều người nhầm tưởng giữ lại lớp tinh chất sau khi đắp mặt nạ giúp dưỡng da tốt hơn. Thực tế, mặt nạ có chứa chất bảo quản, cần làm sạch nhẹ bằng nước sau khi sử dụng. Tiếp đó, sử dụng kem dưỡng ẩm mỏng lên da để khóa ẩm.
Sử dụng mặt nạ giấy nhiều lần. Mặt nạ giấy được thiết kế phù hợp cho một lần sử dụng. Sử dụng lại nhiều lần làm tăng nguy cơ nhiễm khuẩn, vừa không mang lại hiệu quả chăm sóc da, vừa khiến da dễ nổi mụn.
Chọn mặt nạ không phù hợp với loại da. Da dầu, da khô hay da hỗn hợp sẽ cần dưỡng chất khác nhau. Trong khi đó, thị trường có nhiều sản phẩm mặt nạ với công dụng khác nhau như mặt nạ dưỡng ẩm, mặt nạ làm sạch sâu, mặt nạ làm sáng da,... Lựa chọn mặt nạ không đúng sẽ khiến da không được chăm sóc tốt nhất, gây lãng phí.
Ngoài ra, không nên đắp mặt nạ hàng ngày. Tần suất đắp mặt nạ dày đặc sẽ lấy đi lớp dầu tự nhiên bảo vệ trên bề mặt da. Điều này khiến da mất khả năng chống lại tác động của môi trường, dễ bị tổn thương như mẩn đỏ.
>>> Mời độc giả xem thêm video: Hà Nội: Người đàn ông tử vong khi hút mỡ bụng tại thẩm mỹ viện