Mới đây, bác sĩ Lương Trọng Bân, chủ nhiệm khoa da liễu tại bệnh viện Hong Kong và bác sĩ Trương Chí Tường, bác sĩ da liễu tại bệnh viện Đài Bắc, Đài Loan đã lên tiếng giải đáp những thắc, làm rõ sai lầm khi rửa mặt của mọi người.
Hỏi: Rửa mặt bằng muối giúp khử trùng?
Trên mạng xã hội nói rằng khi rửa mặt nên cho thêm một ít muối và nước. Muối không chỉ có tác dụng diệt khuẩn mà còn giúp loại bỏ dầu trên mặt, đặc biệt có ích với da dầu. Sử dụng nước muối rửa mặt về lâu dài có thể loại bỏ dầu trên mặt, giúp mặt đỡ nổi mụn hơn. Như vậy có đúng không?
Trả lời: Sai.
Muối không có tác dụng diệt khuẩn, càng không thể loại bỏ dầu. Không nên rửa mặt bằng nước muối để kiềm dầu. Muốn kiềm dầu phải sửa mặt đúng cách.
Thực tế, khi nói đến khử trùng, phải nói đến chuyện có vi khuẩn trên mặt. Hệ sinh thái vi khuẩn này có vi khuẩn tốt và cả vi khuẩn xấu. Nếu không cẩn thận, bạn có thể diệt sạch vi khuẩn tốt và tạo điều kiện cho vi khuẩn xấu phát triển. Do đó, trừ khi bị nhiễm trùng do mụn, việc khử trùng không được khuyến khích sử dụng trên mặt. Hơn nữa, muối thực sự không có tác dụng diệt khuẩn.
Hỏi: Đối với da khô, dùng mật ong để rửa mặt được không?
Trên mạng nói rằng những người da khô nên dùng mật ong pha vào nước để rửa mặt. Vỗ nhẹ nhàng thứ nước này lên mặt, sử dụng lâu dài có thể khiến khiến da mượt mà hơn, trẻ hơn 10 tuổi.
Trả lời: Sai
Trong các tài liệu y khoa, không có bất cứ tài liệu nào đề cập nào đến tác dụng giữ ẩm và chống nhăn cho da khô. Những tin đồn trên mạng cho rằng mật ong giúp cải thiện da khô, trẻ hóa làn da là thiếu các bằng chứng y tế. Mặc dù mật ong không gây hại cho da nhưng cũng không có lợi. Không nên rửa mặt bằng mật ong.
Hỏi: Rửa mặt bằng giấm giúp da bớt nổi mụn hơn có đúng không?
Nhiều người thường truyền tai nhau rằng, cho một chút giấm vào nước để rửa mặt có thể giúp da mịn màng, đàn hồi hơn. Bởi giấm có thể thay đổi độ pH của da. Dùng giấm rửa mặt một thời gian dài, da sẽ bớt nổi mụn hơn.
Trả lời: Sai
Giấm không thể thay đổi độ pH trên da. Thực tế, giấm và muối còn có thể gây kích ứng da, đặc biệt là đối với những người có da nhạy cảm. Không nên rửa mặt bằng giấm.
Thực tế, axit axetic có tác dụng làm dịu vết thương, làm ẩm, làm mờ vết thương. Một số người dùng giấm để ngâm chân. Thế nhưng giấm không thích hợp để diệt khuẩn trên mặt. Hệ sinh thái vi khuẩn trên mặt khác với chân. Mọi người nên nhớ kỹ điều đó để rửa mặt đúng cách, tránh tình trạng nghe theo các lời khuyên trên mạng, cuối cùng tiền mất tật mang.