Nước là thứ không thể thiếu đối với con người, chỉ cần chất lượng nước suy giảm, ắt sẽ gây ảnh hưởng đến cơ thể con người.
Có thông tin cho rằng nước đun sôi nhiều lần gây ung thư, nước để qua đêm rất độc, không nên uống. Vậy, có cơ sở nào cho những tuyên bố này không? Làm thế nào để uống nước an toàn và lành mạnh hơn? Bạn hãy đọc bài viết này để biết thêm chi tiết.
Nước đun sôi nhiều lần có thực sự gây ung thư?
Nước đun sôi trong thời gian dài (đun đi đun lại nhiều lần) được đồn đoán sẽ gây ung thư, cơ sở cho đồn đoán này chủ yếu là các chất "nitrat và nitrit" có trong nó.
Trên thực tế, trong quá trình đun sôi nước nhiều lần, do vấn đề nhiệt độ cao và thiếu oxy, một số nitrat trong nước sẽ thực sự chuyển hóa thành nitrit. Nhưng điều đó có nghĩa là nó sẽ gây ra ung thư không?
|
Ảnh minh hoạ. |
Sau khi thực nghiệm xác định, hàm lượng nitrit trong nước máy là 0,007 mg/L, giá trị sau khi đun sôi một lần là 0,021 mg/L, hàm lượng sau khi tiếp tục đun sôi 20 lần là 0,038 mg/L. Hàm lượng axit nitơ trong nước uống được giới hạn bởi tiêu chuẩn rõ ràng, và giá trị là ≤1 mg/L, nói cách khác, để đạt đến giới hạn này, về mặt lý thuyết, nước cần được đun sôi 200 lần.
Vì vậy, dù có đun nhiều lần thì giá trị vẫn kém xa so mức có thể gây ung thư, thực tế không có mối liên hệ nào giữa việc đun sôi nước nhiều lần với bệnh ung thư.
Nước để qua đêm có thực sự độc hại?
Một số người nói rằng uống nước qua đêm rất độc hại, thậm chí gây ung thư. Nguyên nhân vẫn là vấn đề chứa nitrit. Theo nghiên cứu, các hợp chất nitrosamine thực sự là một loại phụ phẩm khử trùng nước uống mới, nhưng hàm lượng nitrosamine mà chúng ta ăn vào từ nước uống thực sự là tối thiểu.
Để sản xuất nitrosamine cần có môi trường và tiền chất thích hợp, sau khi đun sôi nước, các vi khuẩn trong đó sẽ mất hoạt tính, hàm lượng nitrat ít hơn nên không có cơ sở để sản xuất một lượng lớn nitrosamine. Vì vậy, dù nước đun sôi để qua đêm cũng không làm thay đổi bản chất của nước, hàm lượng vi sinh vật có thể tăng lên nhưng không gây hại nhiều cho cơ thể con người.
|
Ảnh minh hoạ. |
Làm thế nào để uống nước an toàn và lành mạnh hơn?
1. Miễn là nước bạn uống sạch, đủ tiêu chuẩn và an toàn, bạn có thể tự tin uống.
2. Khuyến nghị người lớn nên uống 1500-1700ml nước mỗi ngày. Nếu thời tiết nóng hoặc một số nhóm đặc biệt (người lao động ngoài trời, vận động viên,…), nên tăng cường uống nước một cách hợp lý.
3. Không uống nước lã. Khi uống nước phải chú ý vệ sinh, đảm bảo sạch sẽ, an toàn, nhiều người quen uống nước máy chưa qua đun sôi, nhưng nước thô hay nước lã như vậy có thể chứa các chất độc hại như clo, vi khuẩn, côn trùng... Vì vậy, hãy đun sôi trước khi uống.
4. Không uống nhiều nước nóng hoặc nước đá, nhiệt độ nước phải thích hợp.
Uống nước đá sẽ khiến niêm mạc dạ dày bị lạnh đột ngột, co thắt mao mạch gây khó chịu đường tiêu hóa, uống nước nóng chắc chắn sẽ làm tổn thương niêm mạc (thực quản, dạ dày), thậm chí tăng nguy cơ ung thư đường tiêu hóa.
Do đó, nước ở nhiệt độ khoảng 37 độ C là tốt nhất, tương đương với nhiệt độ cơ thể, cơ thể con người sẽ dễ chấp nhận hơn.
5. Uống từ từ, không nên uống nhiều nước một lúc.
Khi uống nước hãy uống từ từ, không uống nhiều nước một lúc khi bạn khát, uống không quá 500 ml nước mỗi lần để tránh ngộ độc nước. Cách đúng là uống từng ngụm nước nhỏ, mỗi lần khoảng 200ml.
6. Đừng đợi đến khi khát mới uống nước
Do nhiều nguyên nhân khác nhau, nhiều người luôn thích đợi đến khi khát rồi mới uống nước, nhưng lúc này cơ thể đã mất nước trầm trọng, đe dọa rất lớn đến quá trình trao đổi chất của cơ thể.
Do đó, hãy hình thành thói quen cố ý uống một lượng nhỏ nước vào những khoảng thời gian quan trọng như thức dậy, trước khi ăn và trước khi đi ngủ.