Tròn 15, cô được cho đi ở đợ, đó là cách nói ở quê cô, chứ còn trên thành phố, người ta gọi bằng cái tên nghe sang miệng hơn: Ô sin.
Bố mẹ cô không muốn, cô cũng đã khóc lóc, năn nỉ nhưng cái nghèo, cái nghèo buộc cô phải ra đi. Cô đi chính là bớt đi một miệng ăn, bớt đi một gánh nặng cho bố mẹ cô. Và biết đâu, đó không phải là sự bớt mà là cái thêm, cô sẽ giúp đỡ được gia đình phần nào bằng khoản tiền lương gửi về hàng tháng.
Chân ướt chân ráo lên thành phố, cô phải trải qua một đợt học nghề cấp tốc. Một ô sin chỉ cần hội tụ đủ 4 yếu tố: Ngoan ngoãn, chăm chỉ, nghe lời, không cãi chủ là có thể bước chân vào nghề được rồi. Tập huấn xong xuôi thì cô cùng những người khác xếp thành một hàng dài để người chủ đến chọn lựa. Mỗi đợt, ai may mắn thì được đi làm luôn, còn nếu không sẽ phải ra mấy quán ăn bưng bê, rửa bát. Và cô, là một người may mắn trong số đó.
Nhà chủ đối đãi với cô rất tử tế. Mới về không giao việc luôn cho cô mà để cô có thời gian nghỉ ngơi trước. Cô không biết nhà chủ làm nghề gì, chỉ biết họ rất giàu có và trả lương cô rất hậu hĩnh. Và thi thoảng, có vài người đàn ông cao to, dáng vẻ rất dữ tợn tìm đến nhà chủ cô, nhưng họ đóng kín cửa phòng và nói chuyện với nhau. Cô đã được dạy kĩ tuyệt đối không được tò mò, nên mấy việc như vậy, cô chỉ nhìn chứ không để tâm đến.
|
Bố mẹ cô không muốn, cô cũng đã khóc lóc, năn nỉ nhưng cái nghèo, cái nghèo buộc cô phải ra đi. (Ảnh minh họa) |
Rồi một ngày nọ, nhà chủ cô náo loạn vì bị mất vàng. Thật không thể tin nổi, số vàng ấy lại được tìm thấy trong túi xách của cô, nhưng chỉ có một nửa. Cô bị vu ngay cho tội ăn cắp và bị bắt phải đền số vàng lớn đã mất kia. Cô càng cố thanh minh thì tội lại càng thêm nặng. Nhà chủ cô nằng nặc đòi giải cô ra công an giải quyết. Cô khóc lóc cầu xin, nước mắt giàn dụa, cô xin mọi người hãy tin cô, cô không làm chuyện đó. Cô bị nhốt lại trong căn phòng kín gọi là chờ điều tra. Hoang mang, sợ hãi mà cô không biết bấu víu vào ai.
Bà chủ nhà bước vào phòng cô lúc nửa đêm, nhìn cô bằng ánh mắt bí hiểm và nụ cười nửa miệng:
- Ta tin cháu không lấy cắp. Nhưng bằng chứng rõ ràng, ta muốn cứu cháu thì cháu phải nghe lời ta. Số vàng đó ta dùng để trả nợ, nếu như cháu đồng ý làm chuyện này thì chủ nợ của ta sẽ xóa hết mọi chuyện, không những thế họ còn cho cháu một số vốn để cháu làm ăn sau này nữa.
Dứt lời, bà chủ thì thầm vào tai cô chuyện ấy. Nghe xong, mặt cô tím tái lại. Cô không thể làm chuyện đó, cô lắc đầu.
- Cháu cứ suy nghĩ kĩ đi, họ sẽ không bỏ qua cho cháu đâu, dân giang hồ, cháu biết đấy. Mà cháu cũng có mất gì quá nhiều đâu.
Sau nhiều ngày suy nghĩ trong sự đe dọa, cuối cùng cô cũng gật đầu đồng ý. Họ cho cô một số tiền rất lớn và để cô đi đúng như cô mong đợi sau khi mọi chuyện xong xuôi. Chỉ có điều...
Từ sau cái đêm đó, không hôm nào là cô không bị ám ảnh bởi chuyện ấy. Tiếng cười rùng rợn và thân hình ngấn mỡ, phì nộn của gã đàn ông to béo mà cô trao đời con gái cho khiến cô gặp ác mộng. Nói cách khác, cô đã tự nguyện bán đi đời con gái của mình để cứu vớt lấy thứ danh dự bị vu vạ và cứu lấy gia đình mình. Số tiền mà họ cho cô, đã giúp ích được rất nhiều cho gia đình cô. Cô biết rõ đó là một cái bẫy từ lâu, nhưng cô lại không tìm được đường thoát ra. Một cô gái 15 tuổi như cô, non nớt, yếu đuối chống lại một thế lực lớn chỉ bằng vài câu nói và cái nghèo, liệu có thắng nổi không?
Cô gầy rộc, xanh xao, tiều tụy, ai cũng tưởng cô bị bệnh. Đúng, cô sắp bệnh, bệnh vì đêm nào cũng gặp ác mộng. Cứ nhắm mắt lại là những hình ảnh khủng khiếp của cái đêm man rợ ấy lại hiện lên. Cô hối hận, cô chỉ trách mình không đủ bản lĩnh để chống chọi, đối mặt với tất cả, để rồi chấp nhận và đón lấy đau khổ đeo đuổi suốt một kiếp người. Cô còn trẻ, vẫn còn rất trẻ nhưng tương lai, hạnh phúc là thứ gì đó rất xa vời với cô. Nó giống như một thứ hàng xa xỉ, cao cấp mà một người con gái như cô cả đời có mơ cũng khó mà có được.
Mời quý độc giả xem video: