Trước cảnh báo dịch bệnh tay chân miệng đang bùng phát, bệnh lại chưa có thuốc điều trị đặc hiệu mà chỉ điều trị triệu chứng nên cần thực hiện tốt các biện pháp phòng bệnh, đặc biệt tại những nơi có nguy cơ lây lan cao như nhà trẻ và trường mầm non.Tay chân miệng là bệnh lây qua đường tiêu hóa nên rửa tay thường xuyên vẫn là biện pháp phòng tránh hữu hiệu nhất.Cần thường xuyên cho trẻ rửa tay - chân dưới vòi nước chảy trước khi ăn và sau khi đi vệ sinh.Thường xuyên lau sạch các bề mặt tiếp xúc hằng ngày như tay nắm cửa, tay vịn cầu thang, mặt bàn, ghế, sàn nhà bằng xà phòng hoặc các chất tẩy rửa thông thường.Các đồ chơi chung của trẻ cần được khử trùng hoặc rửa bằng xà phòng mỗi ngày rồi để khô.Các đồ chơi không rửa được bằng nước có thể lau bằng cồn, lưu ý các góc, hốc, chỗ nứt.Tuyệt đối không cho trẻ mút tay.Khi dịch bệnh bùng phát, tuyệt đối không cho trẻ ăn bốc.Cô giáo hoặc người chăm sóc trẻ cũng cần vệ sinh và rửa tay sạch sẽ sau khi thay tã cho trẻ, trước khi nấu ăn hoặc chuẩn bị đồ ăn cho trẻ.Khi nghi ngờ trẻ có các triệu chứng bệnh tay chân miệng như chán ăn, sôt hay nổi mụn nước cần thông báo ngay cho người nhà để có các biện pháp cách ly và xử lý kịp thời, tránh lây lan cho các trẻ khác.
Trước cảnh báo dịch bệnh tay chân miệng đang bùng phát, bệnh lại chưa có thuốc điều trị đặc hiệu mà chỉ điều trị triệu chứng nên cần thực hiện tốt các biện pháp phòng bệnh, đặc biệt tại những nơi có nguy cơ lây lan cao như nhà trẻ và trường mầm non.
Tay chân miệng là bệnh lây qua đường tiêu hóa nên rửa tay thường xuyên vẫn là biện pháp phòng tránh hữu hiệu nhất.
Cần thường xuyên cho trẻ rửa tay - chân dưới vòi nước chảy trước khi ăn và sau khi đi vệ sinh.
Thường xuyên lau sạch các bề mặt tiếp xúc hằng ngày như tay nắm cửa, tay vịn cầu thang, mặt bàn, ghế, sàn nhà bằng xà phòng hoặc các chất tẩy rửa thông thường.
Các đồ chơi chung của trẻ cần được khử trùng hoặc rửa bằng xà phòng mỗi ngày rồi để khô.
Các đồ chơi không rửa được bằng nước có thể lau bằng cồn, lưu ý các góc, hốc, chỗ nứt.
Tuyệt đối không cho trẻ mút tay.
Khi dịch bệnh bùng phát, tuyệt đối không cho trẻ ăn bốc.
Cô giáo hoặc người chăm sóc trẻ cũng cần vệ sinh và rửa tay sạch sẽ sau khi thay tã cho trẻ, trước khi nấu ăn hoặc chuẩn bị đồ ăn cho trẻ.
Khi nghi ngờ trẻ có các triệu chứng bệnh tay chân miệng như chán ăn, sôt hay nổi mụn nước cần thông báo ngay cho người nhà để có các biện pháp cách ly và xử lý kịp thời, tránh lây lan cho các trẻ khác.