Ngũ cốc
Ngũ cốc là loại thực phẩm chứa lượng đường cao. Vì thế, những người ăn sáng bằng bột ngũ cốc có thể khiến lượng đường trong máu và insulin tăng đột biến. Ăn một lượng carbohydrate cao vào buổi sáng khi nồng độ cortisol ở mức cao nhất sẽ tạo ra một cuộc tấn công mạnh mẽ vào quá trình trao đổi chất. Lượng đường trong máu vượt quá ngưỡng cần thiết rất dễ dẫn đến mệt mỏi và đói.
|
Ăn sáng bằng bột ngũ cốc khiến lượng đường trong máu và insulin tăng đột biến. |
Đồ ăn nhẹ có vị mặn
Những đồ ăn vặt có vị mặn như bánh quy mặn, snack,… đều được tạo ra từ thành phần tinh bột, dễ tiêu hóa và hấp thụ, nhưng sẽ dẫn đến nồng độ insulin tăng cao rồi hạ xuống nhanh chóng.
Vị giác và bộ não con người thường liên kết phản ứng này với việc ăn đồ ngọt, khoai tây chiên sẽ khiến dạ dày cảm thấy thỏa mãn với thức ăn mặn nhưng lại sinh ra cảm giác thiếu đồ ăn ngọt. Vì vậy, ăn xong đồ mặn, dạ dày vẫn phải ăn thêm đồ ăn ngọt với một lượng ngang bằng.
Khoai tây chiên
Một củ khoai tây chứa toàn carbohydrates dạng đơn có kích thước phân tử nhỏ mà cơ thể hấp thu và chuyển hóa rất nhanh, lượng insulin sẽ tăng đột biến. Sự gia tăng insulin khiến đường trong máu giảm, tác động đến cảm giác đói và sinh lực, làm chúng ta cảm thấy mệt mỏi và muốn ăn nhiều hơn.
|
Ăn khoai tây chiên làm chúng ta cảm thấy mệt mỏi và muốn ăn nhiều hơn. |
Bánh kẹo
Các chất tạo ngọt trong bánh kẹo có khả năng gây ảnh hưởng đến cân nặng và sự trao đổi chất. Khi các chất tạo ngọt chạm vào lưỡi, trung tâm bộ não sẽ ngay lập tức đưa ra tín hiệu tới dạ dày, chuẩn bị tiếp nhận thức ăn. Trong khi chờ thức ăn tới, não vẫn tiếp tục ra tín hiệu cho dạ dày tiếp tục co bóp, như một dấu hiệu thúc ép phải đưa thêm thức ăn vào.
Đường hóa học
Mỗi khi chúng ta uống một ly soda làm từ đường hóa học hay bỏ một viên đường nhân tạo vào cà phê, não bộ mong chờ được tăng cường năng lượng như chất đường bình thường.
|
Chất ngọt nhân tạo có thể đáp ứng vị giác, nhưng không thể đánh lừa não bộ. |
Nhưng chất đường hóa học này không có tác dụng đó, và cơ thể cố gắng bù đắp năng lượng thiếu hụt này, tạo ra cơn đói. Chất ngọt nhân tạo có thể đáp ứng vị giác, nhưng không thể đánh lừa não bộ sản xuất dopamine là chất cho cảm giác thỏa mãn. Do đó, sự thay thế này khiến cơ thể trở nên thèm đường hơn.