Xoong, nồi, bát đĩa, các hóa chất tẩy rửa… là những dụng cụ không thể thiếu trong bất kì căn bếp nào. Tuy nhiên, sai lầm trong cách sử dụng lại có thể biến những vật dụng quen thuộc này thành sát thủ ngầm trong gian bếp nhà bạn.
1. Thớt
Hiện nay có nhiều loại thớt khác nhau như thớt gỗ, thớt nhựa, nhớt thủy tinh… mỗi loại đều có những ưu nhược điểm. Đây là dụng cụ nhà bếp quen thuộc trong mỗi gia đình. Nhưng với loại thớt nhựa thì sau một thời gian sử dụng sẽ xuất hiện những vết cắt và thực phẩm sẽ bám vào đó. Đây là môi trường thuận lợi để cho vi khuẩn, nấm mốc phát triển như E.coli và salmonella. Tốt nhất nên chọn thớt gỗ hoặc thớt tre để đảm bảo an toàn cho mọi người.
2. Xoong, nồi bằng nhôm
Xoong, nồi làm bằng nhôm tiềm ẩn khá nhiều nguy cơ gây hại cho sức khỏe bởi bản thân nhôm rất dễ bị ăn mòn. Khi dùng nồi nhôm để nấu thức ăn, nhôm sẽ hòa tan vào thức ăn và theo đường tiêu hóa đi vào cơ thể, lâu ngày sẽ gây nhiễm độc, ung thư, tổn hại hệ thần kinh.
Bên cạnh đó, những loại xoong, nồi được làm từ nhôm tái chế kém chất lượng thường chứa hàm lượng chì cao. Chì tích tụ trong cơ quan nội tạng có thể gây ngộ độc chì và ung thư.
Do đó, khi sử dụng xoong, nồi làm từ nhôm, cần lưu ý: Không dùng để đựng những đồ ăn mặn như cá kho, thịt kho…; đồ ăn chua như dưa cà, canh chua…
Không nấu quá lâu trên bếp, không nấu ở nhiệt độ quá cao. Không dùng vật cứng, bùi nhùi kim loại để cọ rửa, làm mất lớp ô-xít nhôm trên bề mặt xoong, nồi.
3. Chảo chống dính
Chất chống dính trên bề mặt chảo chống dính thực chất là một loại polyme chịu nhiệt. Theo các chuyên gia, polyme không phải là chất độc.
Chất chống dính trên bề mặt chảo chống dính thực chất là một loại polyme chịu nhiệt. Theo các chuyên gia, polyme không phải là chất độc.
Tuy nhiên, ở nhiệt độ cao, polyme có thể bị phân hủy và sinh ra chất độc. Đặc biệt, đối với các loại chảo kém chất lượng, hàm lượng các chất độc này càng lớn.
Nếu được hấp thu vào cơ thể trong thời gian dài, chất độc sẽ gây nên tình trạng khó thở, thậm chí gây sảy thai và nặng hơn nữa là ung thư.
Để hạn chế những nguy cơ này, cần chú ý: Rửa chảo thật sạch trước lần sử dụng đầu tiên. Không sử dụng mức nhiệt quá cao khi chiên, rán. Không dùng thìa kim loại sắc cạnh khi nấu vì có thể làm xước bề mặt chống dính. Không rửa chảo khi vừa chiên, rán xong.
4. Bát, hộp nhựa đựng thức ăn
Hiện nay, các loại bát, hộp đựng thức ăn làm bằng nhựa trên thị trường Việt Nam vẫn chưa được kiểm định chặt chẽ. Rất nhiều sản phẩm được làm từ nhựa kém chất lượng, thậm chí là từ rác thải y tế.
Trong quá trình sử dụng, bát, hộp nhựa kém chất lượng sản sinh chất BPA – đây là chất độc gây ra một số bệnh như vô sinh, tiểu đường, ung thư…
Ngoài ra, ngay cả các sản phẩm nhựa chất lượng tốt, sau một thời gian dài sử dụng cũng sẽ bị trầy xước, ngả màu, tạo điều kiện cho vi trùng, vi khuẩn tích tụ và gây bệnh cho con người.
Bộ Y tế đã khuyến cáo người dân nên thay thế dần các sản phẩm bát, đĩa, hộp nhựa bằng đồ gốm, sứ, thủy tinh… Nếu dùng đồ nhựa, nên chọn những sản phẩm uy tín, chất lượng.
Nên chọn nhựa cứng, trắng, có độ trong, bóng cao, bề mặt không bị xước. Hạn chế dùng đồ nhựa để đựng thức ăn nóng trên 100oC hoặc sử dụng trong lò vi sóng ở nhiệt độ cao.
5. Màng bọc thực phẩm
Màng bọc thực phẩm được rất nhiều chị em ưa chuộng bởi sự tiện lợi trong việc bảo quản thức ăn. Tuy nhiên, các nghiên cứu cho thấy màng bọc thực phẩm thường được làm từ nhựa PVC (sử dụng thêm chất phụ gia DEHA) và PE. Chất DEHA có thể ngấm vào thực phẩm, ảnh hưởng đến sức khỏe con người, làm rối loạn nội tiết, dậy thì sớm ở bé gái.
Khi sử dụng màng bọc thực phẩm, nên mua những sản phẩm uy tín, có chứng nhận chất lượng và nên lựa chọn màng PE (ít chất phụ gia).
Không để màng bọc tiếp xúc trực tiếp với thực phẩm, đặc biệt là thực phẩm dầu mỡ, thực phẩm nóng, hoa quả nhiều vitamin C. Không dùng màng bọc trong lò vi sóng.
6. Nước rửa bát
Hầu hết các loại nước rửa bát đều chứa một số hóa chất mang tính tẩy, rửa mạnh. Do đó, việc ảnh hưởng của những sản phẩm này tới sức khỏe con người là khó tránh khỏi, đặc biệt là khi tiếp xúc trực tiếp trong thời gian dài: Phần da tiếp xúc trực tiếp với hóa chất sẽ bị bào mòn, gây viêm da; natri hidroxit còn lưu lại trên bát đĩa rửa chưa kĩ có thể đi vào dạ dày, làm hỏng chức năng của hệ tiêu hóa.
Để bảo vệ sức khỏe, nên đeo găng tay cao su khi rửa bát đĩa. Không đổ trực tiếp nước rửa bát lên bát, đĩa. Sau khi rửa xong, phải tráng sạch bằng nước lã. Không ngâm bát đũa trong dung dịch nước rửa bát quá lâu.
7. Đũa
Dùng đũa ăn hàng ngày là một hành động thân thuộc của nhiều người Việt. Tuy nhiên, không phải ai cũng biết cách dùng đũa ăn để không gây hại cho sức khỏe bản thân.
Sử dụng đũa ăn quá lâu, bảo quản không tốt, ít phơi nắng làm cho đũa mốc... là những nguyên nhân có thể gây nên bệnh ung thư mà ít người nghĩ đến.
Theo các chuyên gia hoá học, người sử dụng đũa không đúng cách màu sắc rất dễ nhiễm độc do lớp sơn trên đũa bị phân huỷ cùng với thức ăn. Bởi vì lớp sơn màu sắc trên những đôi đua dễ bị phôi ra trong một điều kiện nhất định hay nhiệt độ nào đó, nhất là được dùng trong thực phẩm. Những loại hóa chất tạo màu hay tạo độ bóng có hại cho sức khỏe cơ thể, đặc biệt là đối với dạ dày.
Các chuyên gia khuyến cáo không nên dùng các loại đũa làm bằng gỗ được phủ sơn bóng vì trong sơn có chứa các kim loại nặng tạo màu gây đột biến nhiễm sắc thể, ung thư. Ngoài ra, các loại đũa nhựa trong căn bếp của bạn cũng không nên dùng vì khi dùng để gắp thức ăn nóng sẽ giải phóng chất hóa học gây hại cho sức khỏe và cũng có thể bị biến dạng vì nhựa rất mềm.
Đũa mới mua phải được rửa sạch trước khi dùng
Trong quá trình sản xuất và vận chuyển, đũa dễ bị nhiễm virus, vi khuẩn hay một chất hóa học nào đó. Đũa mới mua trước tiên phải rửa sạch bằng nước, luộc trong nước nóng trong nửa giờ, phơi khô rồi mới đem ra sử dụng.
Video: 7 mẹo vặt hữu ích cho người nội trợ đảm đang: