|
Trẻ em dưới 5 tuổi là đối tượng có nguy cơ cao bị biến chứng cúm mùa nghiêm trọng. Ảnh: Johns Hopkins Medicine.
|
Tổ chức Y tế Thế giới (WHO) cho biết có 4 loại virus cúm theo mùa là loại A, B, C và D. Trong đó, virus cúm A và B lưu hành và gây ra các đợt dịch bệnh theo mùa. Virus cúm A được phân loại thành các loại phụ theo sự kết hợp giữa hemagglutinin (HA) và neuraminidase (NA), các protein trên bề mặt của virus.
Theo Trung tâm Kiểm soát và Phòng ngừa Dịch bệnh (CDC) Mỹ, tất cả trẻ em dưới 5 tuổi đều là đối tượng có nguy cơ cao bị biến chứng cúm nghiêm trọng. Trong đó, trẻ em dưới 2 tuổi là nhóm có nguy cơ cao nhất (với tỷ lệ nhập viện và tử vong cao nhất ở trẻ dưới 6 tháng tuổi).
Ngoài ra, CDC cho biết thêm các nhóm đối tượng có nguy cơ mắc các biến chứng cúm nghiêm trọng như sau:
STT |
Đối tượng có nguy cơ mắc các biến chứng cúm nghiêm trọng |
1 |
Người lớn từ 65 tuổi trở lên |
2 |
Người bị hen suyễn |
3 |
Người gặp tình trạng thần kinh và phát triển thần kinh |
4 |
Người bị rối loạn máu (chẳng hạn bệnh hồng cầu hình liềm) |
5 |
Người mắc bệnh phổi mạn tính (chẳng hạn bệnh phổi tắc nghẽn mạn tính COPD và xơ nang) |
6 |
Người bị rối loạn nội tiết (như đái tháo đường) |
7 |
Người mắc bệnh tim (chẳng hạn bệnh tim bẩm sinh, suy tim sung huyết và bệnh động mạch vành) |
8 |
Người mắc bệnh thận |
9 |
Người bị rối loạn gan |
10 |
Người bị rối loạn chuyển hóa (chẳng hạn rối loạn chuyển hóa di truyền và rối loạn ty thể) |
11 |
Những người béo phì với chỉ số khối cơ thể (BMI) từ 40 trở lên |
12 |
Những người dưới 19 tuổi đang dùng thuốc có chứa aspirin hoặc salicylate dài hạn |
13 |
Người từng bị đột quỵ |
14 |
Phụ nữ mang thai và phụ nữ đã kết thúc thai kỳ sau 2 tuần |
15 |
Những người có hệ thống miễn dịch suy yếu do bệnh tật (chẳng hạn người nhiễm HIV/AIDS, hoặc một số bệnh ung thư như bệnh bạch cầu); hoặc do thuốc (như những người đang hóa trị/xạ trị ung thư, những người mắc bệnh mạn tính cần dùng corticosteroid mạn tính hay các loại thuốc khác ức chế hệ thống miễn dịch) |
16 |
Những người sống trong viện dưỡng lão và các cơ sở chăm sóc dài hạn khác |
Tại Ấn Độ, các nhà khoa học của Hội đồng Nghiên cứu Y khoa Ấn Độ (ICMR) nhận định sự gia tăng đột biến các ca ho dai dẳng, đôi khi kèm theo sốt ở quốc gia này trong 2, 3 tháng qua là do cúm A phân nhóm H3N2.
Họ nhận xét H3N2 là nguyên nhân gây ra nhiều ca nhập viện hơn các phân nhóm khác. Đối với những bệnh nhân có triệu chứng, các nhà khoa học ICMR khuyên họ nên rửa tay bằng xà phòng và nước; đeo khẩu trang thường xuyên; tránh những nơi đông người; che miệng, mũi khi hắt hơi, ho; tránh chạm tay vào mắt, mũi; uống nhiều nước và uống paracetamol khi bị sốt, đau nhức cơ thể.
Hiệp hội Y khoa Ấn Độ (IMA) khuyến cáo người dân không nên sử dụng kháng sinh bừa bãi trong bối cảnh các ca ho, cảm lạnh và buồn nôn đang gia tăng ở quốc gia này. IMA đã yêu cầu các bác sĩ chỉ kê đơn điều trị triệu chứng và không dùng kháng sinh cho bệnh nhân.
Hiệp hội này cũng cho biết sốt theo mùa sẽ kéo dài 5-7 ngày nhưng trong một số trường hợp, cơn ho có thể kéo dài đến 3 tuần. Các ca nhiễm virus cũng có thể gia tăng do ô nhiễm không khí.
"Hiện tại, mọi người đang bắt đầu dùng thuốc kháng sinh như Azithromycin và Amoxiclav... mà không quan tâm đến liều lượng và thời điểm ngưng sử dụng thuốc là lúc nào. Điều này cần phải được dừng lại vì nó sẽ dẫn đến tình trạng kháng thuốc kháng sinh", IMA nhấn mạnh.
Đối với người mắc bệnh tim, việc di chuyển đường dài để khám bệnh luôn đặt ra nhiều thách thức rất lớn. Nhưng nhờ sự phát triển của Telehealth, bệnh nhân giờ đây có thể khám chữa bệnh từ xa. Mục Sức khỏe của Zing giới thiệu đến bạn đọc cuốn sách Câu chuyện từ trái tim - BS Nguyễn Lân Hiếu.
Câu chuyện từ trái tim của bác sĩ Nguyễn Lân Hiếu là tập hợp những ghi chép về các vấn đề thời sự xã hội, từ y tế, giáo dục đến môi trường, thể hiện trăn trở của tác giả trong các vấn đề xã hội.
Với văn phong nhẹ nhàng nhưng ngắn gọn do được ông viết trong khoảng thời gian giữa những ca mổ, cuốn sách như một giãi bày về nghề y, về trái tim người thầy thuốc và trái tim của bệnh nhân, đặc biệt là những bệnh nhân tim mạch.