Lạc là thực phẩm phổ biến, giàu dinh dưỡng, dễ chế biến nên được nhiều người lựa chọn. Thời gian gần đây, nhiều thông tin cho là lạc có khả năng giúp hạ huyết áp khi ăn mỗi ngày. (Ảnh: 163, Boldsky, minh họa)Để làm rõ giá trị sức khỏe của lạc, các nhà khoa học tiến hành phân tích thành phần của loại hạt này.Theo đó, lạc chứa nhiều protein, chất béo amino acid: lecithin, purin, alkaloid, calcium, phosphore, sắt có tác dụng phòng ngừa các bệnh như xơ cứng động mạch và bệnh tim mạch vành, ngăn ngừa lão hóa làm đẹp da.Ước tính, 100g lạc có chứa 567 calo; 7% nước; 25,8 gam protein; 16,1 gam carbs; 4,7 gam đường; 8,5 gam chất xơ; 49,2 gam chất béo lành mạnh...Theo Đông y, nhân lạc có tính bình, vị ngọt béo, có tác dụng nhuận phế, trừ đàm, chỉ huyết, chủ yếu dùng chữa ho, thiếu máu, thiếu tiểu cầu, ít sữa, viêm dạ dày mạn tính,…Phân tích thành phần dinh dưỡng của lạc, các nhà khoa học nhận thấy lạc cung cấp protein nhưng cũng chứa chất béo. Ăn lượng nhỏ lạc sẽ không trực tiếp ảnh hưởng đến sự thay đổi huyết áp nhưng ăn quá nhiều, ăn trong thời gian dài sẽ dẫn đến chất béo tích tụ, làm tăng nguy cơ béo phì. Có thể nói, ăn lạc giúp cung cấp dinh dưỡng song chỉ ăn lạc không thể làm giảm huyết áp.Chuyên gia khuyến nghị cách ăn lạc có lợi nên chú ý đến những vấn đề sau.Không nên ăn quá nhiều. Lạc có mùi thơm, dễ chế biến song không nên vì ngon mà ăn quá nhiều. Không kiểm soát lượng ăn vào khiến chất béo tích tụ, ảnh hưởng tiêu cực đến huyết áp và quá trình trao đổi mỡ máu.Chế biến lạc “thân thiện” với sức khỏe. Có nhiều cách chế biến lạc song chuyên gia khuyên nên luộc. Chế biến thành đậu phộng cay, đậu phộng rang muối... giúp món ăn đậm đà song nhược điểm của cách chế biến này là có thể khiến bạn không kiểm soát được lượng lạc ăn vào.Đồng thời, nó cũng khiến bạn nạp lượng lớn muối, không tốt cho sức khỏe tim mạch, huyết áp.Kết hợp với các thực phẩm khác. Lạc là loại hạt tốt cho sức khỏe song không nên coi là thực phẩm chính, nên kết hợp với các thực phẩm khác như rau và trái cây.Kết hợp các thực phẩm khác giúp tăng cảm giác no, cân bằng dinh dưỡng nạp vào, tăng khả năng hấp thụ thức ăn. Mời độc giả xem thêm video: Thực phẩm cần tránh khi mang thai. (Nguồn video: Vinmec)
Lạc là thực phẩm phổ biến, giàu dinh dưỡng, dễ chế biến nên được nhiều người lựa chọn. Thời gian gần đây, nhiều thông tin cho là lạc có khả năng giúp hạ huyết áp khi ăn mỗi ngày. (Ảnh: 163, Boldsky, minh họa)
Để làm rõ giá trị sức khỏe của lạc, các nhà khoa học tiến hành phân tích thành phần của loại hạt này.
Theo đó, lạc chứa nhiều protein, chất béo amino acid: lecithin, purin, alkaloid, calcium, phosphore, sắt có tác dụng phòng ngừa các bệnh như xơ cứng động mạch và bệnh tim mạch vành, ngăn ngừa lão hóa làm đẹp da.
Ước tính, 100g lạc có chứa 567 calo; 7% nước; 25,8 gam protein; 16,1 gam carbs; 4,7 gam đường; 8,5 gam chất xơ; 49,2 gam chất béo lành mạnh...
Theo Đông y, nhân lạc có tính bình, vị ngọt béo, có tác dụng nhuận phế, trừ đàm, chỉ huyết, chủ yếu dùng chữa ho, thiếu máu, thiếu tiểu cầu, ít sữa, viêm dạ dày mạn tính,…
Phân tích thành phần dinh dưỡng của lạc, các nhà khoa học nhận thấy lạc cung cấp protein nhưng cũng chứa chất béo. Ăn lượng nhỏ lạc sẽ không trực tiếp ảnh hưởng đến sự thay đổi huyết áp nhưng ăn quá nhiều, ăn trong thời gian dài sẽ dẫn đến chất béo tích tụ, làm tăng nguy cơ béo phì. Có thể nói, ăn lạc giúp cung cấp dinh dưỡng song chỉ ăn lạc không thể làm giảm huyết áp.
Chuyên gia khuyến nghị cách ăn lạc có lợi nên chú ý đến những vấn đề sau.
Không nên ăn quá nhiều. Lạc có mùi thơm, dễ chế biến song không nên vì ngon mà ăn quá nhiều. Không kiểm soát lượng ăn vào khiến chất béo tích tụ, ảnh hưởng tiêu cực đến huyết áp và quá trình trao đổi mỡ máu.
Chế biến lạc “thân thiện” với sức khỏe. Có nhiều cách chế biến lạc song chuyên gia khuyên nên luộc. Chế biến thành đậu phộng cay, đậu phộng rang muối... giúp món ăn đậm đà song nhược điểm của cách chế biến này là có thể khiến bạn không kiểm soát được lượng lạc ăn vào.
Đồng thời, nó cũng khiến bạn nạp lượng lớn muối, không tốt cho sức khỏe tim mạch, huyết áp.
Kết hợp với các thực phẩm khác. Lạc là loại hạt tốt cho sức khỏe song không nên coi là thực phẩm chính, nên kết hợp với các thực phẩm khác như rau và trái cây.
Kết hợp các thực phẩm khác giúp tăng cảm giác no, cân bằng dinh dưỡng nạp vào, tăng khả năng hấp thụ thức ăn.
Mời độc giả xem thêm video: Thực phẩm cần tránh khi mang thai. (Nguồn video: Vinmec)