Virus cúm A/H7N9 là một chủng mới, có nguồn gốc gen từ virus cúm gia cầm và một số loài chim, có khả năng lây nhiễm cho người dẫn đến viêm phổi nặng tiến triển nhanh, tỷ lệ tử vong cao. Hiện đường lây truyền của virus cúm A/H7N9 chưa được hiểu rõ và cũng chưa có kết luận nào về sự lây truyền dịch cúm từ người sang người. Qua nghiên cứu các bệnh nhân mắc cúm A/H7N9 ở Trung Quốc, các nhà khoa học thấy triệu chứng lâm sàng của bệnh nhân tương tự như các chủng cúm khác, bao gồm: Sốt cao 39 - 40 độ C. Đau mỏi các khớp xương, nhức đầu, buồn nôn, nôn. Một số bệnh nhân có biểu hiện viêm long đường hô hấp trên như sổ mũi, hắt hơi, đau họng…Ho, tức ngực, khó thở tăng dần. Các triệu chứng suy hô hấp: tím môi, đầu chi, thở nhanh, co kéo cơ hô hấp. Các biểu hiện nặng, nguy kịch bao gồm: thiểu niệu hoặc vô niệu, phù, suy tim, đông máu nội quản rải rác, suy gan nặng, hôn mê… Để chẩn đoán xác định nhiễm cúm A/H7N9 cần phải phân lập được vi rút từ bệnh phẩm là dịch lấy ở hầu họng hoặc dịch phế quản, định danh và xác định trình tự gen bằng kỹ thuật PCR hoặc nuôi cấy ở những phòng xét nghiệm vi rút hiện đại ở các viện Vệ sinh dịch tễ. Tại thời điểm này chưa biết được con người đang bị lây nhiễm như thế nào. Một số ca được xác định nhiễm cúm đã từng tiếp xúc với động vật hoặc với môi trường nơi động vật được nuôi giữ . Để phòng bệnh: Thường xuyên rửa tay với xà phòng. Thực hiện tốt vệ sinh cá nhân, nơi ở thông thoáng, hạn chế tiếp xúc với người bệnh. Không sử dụng gia cầm, sản phẩm gia cầm không rõ nguồn gốc. Khi phát hiện có gia cầm ốm, chết phải báo ngay cho chính quyền địa phương và đơn vị thú y trên địa bàn. Khi có các biểu hiện cúm như: Sốt, ho, đau ngực, khó thở cần đến ngay cơ sở y tế để được tư vấn, khám, điều trị kịp thời.
Virus cúm A/H7N9 là một chủng mới, có nguồn gốc gen từ virus cúm gia cầm và một số loài chim, có khả năng lây nhiễm cho người dẫn đến viêm phổi nặng tiến triển nhanh, tỷ lệ tử vong cao. Hiện đường lây truyền của virus cúm A/H7N9 chưa được hiểu rõ và cũng chưa có kết luận nào về sự lây truyền dịch cúm từ người sang người.
Qua nghiên cứu các bệnh nhân mắc cúm A/H7N9 ở Trung Quốc, các nhà khoa học thấy triệu chứng lâm sàng của bệnh nhân tương tự như các chủng cúm khác, bao gồm: Sốt cao 39 - 40 độ C.
Đau mỏi các khớp xương, nhức đầu, buồn nôn, nôn.
Một số bệnh nhân có biểu hiện viêm long đường hô hấp trên như sổ mũi, hắt hơi, đau họng…
Ho, tức ngực, khó thở tăng dần.
Các triệu chứng suy hô hấp: tím môi, đầu chi, thở nhanh, co kéo cơ hô hấp.
Các biểu hiện nặng, nguy kịch bao gồm: thiểu niệu hoặc vô niệu, phù, suy tim, đông máu nội quản rải rác, suy gan nặng, hôn mê…
Để chẩn đoán xác định nhiễm cúm A/H7N9 cần phải phân lập được vi rút từ bệnh phẩm là dịch lấy ở hầu họng hoặc dịch phế quản, định danh và xác định trình tự gen bằng kỹ thuật PCR hoặc nuôi cấy ở những phòng xét nghiệm vi rút hiện đại ở các viện Vệ sinh dịch tễ.
Tại thời điểm này chưa biết được con người đang bị lây nhiễm như thế nào. Một số ca được xác định nhiễm cúm đã từng tiếp xúc với động vật hoặc với môi trường nơi động vật được nuôi giữ .
Để phòng bệnh: Thường xuyên rửa tay với xà phòng. Thực hiện tốt vệ sinh cá nhân, nơi ở thông thoáng, hạn chế tiếp xúc với người bệnh.
Không sử dụng gia cầm, sản phẩm gia cầm không rõ nguồn gốc.
Khi phát hiện có gia cầm ốm, chết phải báo ngay cho chính quyền địa phương và đơn vị thú y trên địa bàn.
Khi có các biểu hiện cúm như: Sốt, ho, đau ngực, khó thở cần đến ngay cơ sở y tế để được tư vấn, khám, điều trị kịp thời.