Dưới đây là những thực phẩm người bị mỡ máu nên đưa vào chế độ ăn hàng ngày của mình:
Giảm chất béo bão hòa và chất béo trans (chất béo chuyển hóa). Các nguồn chất béo này thường được tìm thấy trong các sản phẩm động vật, thức ăn nhanh, bánh nướng, các thực phẩm đóng sẵn và chế biến khác.
Sử dụng chất béo không bão hòa lành mạnh, có trong dầu ăn ôliu hoặc dầu canola.
Ăn nhiều trái cây và rau quả hơn. Nếu phần lớn lượng calo của bạn được nhận từ những nguồn trái cây và rau quả sẽ làm cho bạn qua được cơn đói và giúp bạn tránh xa các lựa chọn không lành mạnh.
Uống rượu có kiểm soát, rượu có thể có nhiều calo, nhưng nghèo chất dinh dưỡng.
Tránh đường tinh luyện, thường được tìm thấy trong thực phẩm chế biến.
Sử dụng nguồn protein từ cá, khuyến cáo nên ăn cá hai lần một tuần. Các axit béo omega-3 trong cá có thể giúp giảm mức triglyceride máu.
Ăn nhiều chất xơ. Chất xơ tăng cảm giác no và cũng giúp giảm sự hấp thu cholesterol trong ruột.
Hạn chế cholesterol toàn phần dưới 200mg mỗi ngày.
Bổ sung các thực phẩm tự nhiên làm giảm triglyceride máu:
Cá hồi: Các cá nước lạnh như cá hồi, cá ngừ và cá tuyết có axit béo omega-3 là một thực phẩm tốt nhất làm giảm triglyceride và cholesterol. Bổ sung dầu cá cũng có thể giúp giảm mỡ máu.
Các loại ngũ cốc nguyên hạt: Có thể bao gồm bánh mì thô, ngũ cốc và gạo lức chứa nhiều carbohydrate và chất xơ phức tạp. Các loại ngũ cốc nguyên hạt cũng cung cấp một số chất đạm và thường có ít chất béo bão hòa, cholesterol và tổng lượng chất béo.
Đậu khô và đậu Hà Lan: là nguồn thực vật tốt và giàu chất xơ. Có thể dùng thay thế cho thực phẩm giàu chất béo bão hòa và cholesterol.
Hạt lanh: Có nhiều axit béo omega-3, chỉ dùng 2 muỗng canh hạt lanh chứa gần 133 % nhu cầu hàng ngày của omega-3. Hạt lanh được coi là một trong những loại thực phẩm tốt nhất để giảm triglyceride.
Dầu ôliu: Có lượng triglyceride thấp có thể thay thế cho chất béo no, giúp giảm LDL cholesterol (cholesterol xấu) và giúp duy trì HDL cholesterol (cholesterol tốt). Tuy nhiên, dầu ôliu được coi là có hàm lượng calo cao, vì vậy không nên tiêu thụ nhiều hơn hai muỗng canh mỗi ngày.
Lòng trắng trứng gà: Lòng trắng trứng gà không chứa cholesterol và có thể ăn thường xuyên. Nhưng lòng đỏ một quả trứng có thể chứa 215mg cholesterol, vì vậy hạn chế dùng lòng đỏ trứng.