Ăn nhiều gây béo phì. Ăn uống là nhu cầu cần thiết để duy trì sự sống. Tuy nhiên, ăn nhiều dẫn tới thừa cân, béo phì lại không tốt chút nào. Kết quả nghiên cứu cho thấy béo phì có thể gây trở ngại cho việc sản xuất các tế bào máu trắng. Từ đó khiến hệ miễn dịch suy yếu.Căng thẳng. Giữ thái độ sống tích cực không chỉ giúp người xung quanh cảm thấy dễ chịu mà còn ảnh hưởng đến hệ miễn dịch. Cụ thể, căng thẳng làm tăng nồng độ cortisol, giảm nồng độ hormone như testosterone và estrogen. Khi nồng độ hormone mất cân bằng, hệ thống miễn dịch không thể chống trả trước các mối đe dọa đến sức khỏe.Thiếu ngủ. Thiếu ngủ khiến cơ thể không có đủ thời gian để tự phục hồi. Lúc này cơ thể không sản xuất đủ melatonin, hệ thống miễn dịch không thể tạo đủ tế bào máu trắng để chống đỡ vi khuẩn.Hút thuốc lá. Các nhà khoa học ước tính mỗi điếu thuốc chứa tới 4.000 loại độc tố có khả năng ảnh hưởng xấu đến khả năng miễn dịch của cơ thể. Do đó bạn nên từ bỏ chúng để có thể sống lâu, sống thọ.Uống rượu. Tương tự thuốc lá, uống rượu khiến các độc tố có cơ hội đi vào cơ thể, ảnh hưởng tới chức năng hoạt động của các cơ quan cũng như hệ miễn dịch. Để bảo vệ sức khỏe, bạn nên từ bỏ thói quen này càng sớm càng tốt.Sử dụng nhiều thực phẩm chứa đường. Thực phẩm như khoai tây chiên, bánh pizza, nước ngọt, các loại snack… chứa nhiều đường, mỡ và muối song lại khá nghèo dinh dưỡng. Việc tiêu thụ thường xuyên các loại thực phẩm này sẽ làm suy yếu các tế bào T và B trong cơ thể - được xem là cỗ máy chiến đấu chống lại bệnh tật. Chính vì vậy, bạn nên ăn các loại ngũ cốc nguyên hạt chứa nhiều chất xơ giúp bảo vệ hệ miễn dịch.Cô đơn. Người cô đơn có xu hướng trở nên thiếu mạnh mẽ khi đối mặt với căng thẳng, do đó hệ thống miễn dịch cũng bị ảnh hưởng. Nhiều bằng chứng cho thấy những người quan hệ với thế giới xung quanh tốt thường có sức đề kháng cao có thể chống lại nhiều bệnh nhiễm trùng.Lạm dụng thuốc. Một số thuốc, đặc biệt là kháng sinh có thể ảnh hưởng đến hệ miễn dịch. Chính vì vậy, chỉ khi bị viêm nhiễm bạn mới nên dùng tới chúng.Ngồi cả ngày. Ngồi cả ngày được xác định có khả năng làm chậm tốc độ trao đổi chất của cơ thể khiến việc hấp thụ các chất dinh dưỡng diễn ra chậm hơn so với lúc bình thường. Từ đó ảnh hưởng đến khả năng miễn dịch. Tốt hơn, bạn nên đứng dậy, rời khỏi ghế và di chuyển sau mỗi tiếng làm việc chừng 5 – 10 phút. Các vận động nhỏ ấy sẽ kích hoạt cơ bắp và thúc đẩy sự trao đổi chất của cơ thể.
Ăn nhiều gây béo phì. Ăn uống là nhu cầu cần thiết để duy trì sự sống. Tuy nhiên, ăn nhiều dẫn tới thừa cân, béo phì lại không tốt chút nào. Kết quả nghiên cứu cho thấy béo phì có thể gây trở ngại cho việc sản xuất các tế bào máu trắng. Từ đó khiến hệ miễn dịch suy yếu.
Căng thẳng. Giữ thái độ sống tích cực không chỉ giúp người xung quanh cảm thấy dễ chịu mà còn ảnh hưởng đến hệ miễn dịch. Cụ thể, căng thẳng làm tăng nồng độ cortisol, giảm nồng độ hormone như testosterone và estrogen. Khi nồng độ hormone mất cân bằng, hệ thống miễn dịch không thể chống trả trước các mối đe dọa đến sức khỏe.
Thiếu ngủ. Thiếu ngủ khiến cơ thể không có đủ thời gian để tự phục hồi. Lúc này cơ thể không sản xuất đủ melatonin, hệ thống miễn dịch không thể tạo đủ tế bào máu trắng để chống đỡ vi khuẩn.
Hút thuốc lá. Các nhà khoa học ước tính mỗi điếu thuốc chứa tới 4.000 loại độc tố có khả năng ảnh hưởng xấu đến khả năng miễn dịch của cơ thể. Do đó bạn nên từ bỏ chúng để có thể sống lâu, sống thọ.
Uống rượu. Tương tự thuốc lá, uống rượu khiến các độc tố có cơ hội đi vào cơ thể, ảnh hưởng tới chức năng hoạt động của các cơ quan cũng như hệ miễn dịch. Để bảo vệ sức khỏe, bạn nên từ bỏ thói quen này càng sớm càng tốt.
Sử dụng nhiều thực phẩm chứa đường. Thực phẩm như khoai tây chiên, bánh pizza, nước ngọt, các loại snack… chứa nhiều đường, mỡ và muối song lại khá nghèo dinh dưỡng. Việc tiêu thụ thường xuyên các loại thực phẩm này sẽ làm suy yếu các tế bào T và B trong cơ thể - được xem là cỗ máy chiến đấu chống lại bệnh tật. Chính vì vậy, bạn nên ăn các loại ngũ cốc nguyên hạt chứa nhiều chất xơ giúp bảo vệ hệ miễn dịch.
Cô đơn. Người cô đơn có xu hướng trở nên thiếu mạnh mẽ khi đối mặt với căng thẳng, do đó hệ thống miễn dịch cũng bị ảnh hưởng. Nhiều bằng chứng cho thấy những người quan hệ với thế giới xung quanh tốt thường có sức đề kháng cao có thể chống lại nhiều bệnh nhiễm trùng.
Lạm dụng thuốc. Một số thuốc, đặc biệt là kháng sinh có thể ảnh hưởng đến hệ miễn dịch. Chính vì vậy, chỉ khi bị viêm nhiễm bạn mới nên dùng tới chúng.
Ngồi cả ngày. Ngồi cả ngày được xác định có khả năng làm chậm tốc độ trao đổi chất của cơ thể khiến việc hấp thụ các chất dinh dưỡng diễn ra chậm hơn so với lúc bình thường. Từ đó ảnh hưởng đến khả năng miễn dịch. Tốt hơn, bạn nên đứng dậy, rời khỏi ghế và di chuyển sau mỗi tiếng làm việc chừng 5 – 10 phút. Các vận động nhỏ ấy sẽ kích hoạt cơ bắp và thúc đẩy sự trao đổi chất của cơ thể.