Tăng cân quá đà hay béo phì ở tuổi dậy thì là điều rất dễ xảy ra đối với trẻ em ở đang tuổi ăn tuổi lớn. Tuy nhiên, nếu vì muốn con giảm cân mà cha mẹ nói thẳng ra điều này thì chỉ khiến trẻ tạo cho mình những thói quen ăn uống không lành mạnh, thậm chí bị rối loạn ăn uống. Việc bình luận quá nhiều về ngoại hình hay cân nặng sẽ có thể khiến trẻ nảy sinh những hành vi không có lợi cho bản thân cũng như không hài lòng về ngoại hình của mình. Mục tiêu lúc này cha mẹ cần lưu ý là làm thế nào để trẻ em phát triển và trưởng thành mạnh khỏe chứ không nên quá chú trọng vào cân nặng.Cẩn trọng với lời nói: Trẻ nhỏ và thanh thiếu niên rất nhạy cảm với lời nói. Nếu nghe thấy những lời người lớn bình luận về ngoại hình, chúng sẽ chuyển sang tìm kiếm những nhược điểm về hình thể của bản thân. Lời nói cũng có thể để lại những vết sẹo trong tâm hồn của trẻ. Vì vậy cẩn trọng với những câu nói như “con lười vận động quá” hoặc “con béo quá”. Ăn cơm gia đình tối thiểu 1 lần/ngày: Nếu bữa ăn gia đình vào buổi tối khó đông đủ vì lịch trình làm việc, học tập bận rộn của các thành viên thì có thể thực hiện bữa ăn có đầy đủ các thành viên vào buổi sáng. Điều này có nghĩa là các bà nội trợ sẽ phải dậy sớm hơn một chút nhưng vẫn đạt được mục đích tương tự như buổi tối. Luôn có sẵn hoa quả trong tủ lạnh: Hãy rửa sạch và để sẵn hoa quả trong tủ lạnh để tiện cho việc trẻ lấy mang đi hay ăn bất kỳ lúc nào thuận tiện. Cho trẻ cùng vào bếp: Đây không chỉ là cơ hội để bạn có thêm người đỡ đần việc bếp núc mà còn là thời gian để dạy cho trẻ một số kỹ năng làm bếp cũng như thử thực hành những công thức mới. Không để tivi trong phòng riêng của trẻ: Nhiều trẻ thường vừa xem tivi vừa ăn ngay trong phòng riêng. Vì vậy hãy bỏ tivi khỏi phòng ngủ của trẻ để trẻ bớt thời gian xem vô tuyến và gần gũi với gia đình hơn. Lên lịch các hoạt động thể chất của gia đình: Đi bộ, chạy, đạp xe hay leo núi có thể là đưa vào thành những hoạt động chung của các thành viên trong gia đình để tạo điều kiện cho trẻ vận động thể chất nhiều hơn.
Tăng cân quá đà hay béo phì ở tuổi dậy thì là điều rất dễ xảy ra đối với trẻ em ở đang tuổi ăn tuổi lớn. Tuy nhiên, nếu vì muốn con giảm cân mà cha mẹ nói thẳng ra điều này thì chỉ khiến trẻ tạo cho mình những thói quen ăn uống không lành mạnh, thậm chí bị rối loạn ăn uống.
Việc bình luận quá nhiều về ngoại hình hay cân nặng sẽ có thể khiến trẻ nảy sinh những hành vi không có lợi cho bản thân cũng như không hài lòng về ngoại hình của mình. Mục tiêu lúc này cha mẹ cần lưu ý là làm thế nào để trẻ em phát triển và trưởng thành mạnh khỏe chứ không nên quá chú trọng vào cân nặng.
Cẩn trọng với lời nói: Trẻ nhỏ và thanh thiếu niên rất nhạy cảm với lời nói. Nếu nghe thấy những lời người lớn bình luận về ngoại hình, chúng sẽ chuyển sang tìm kiếm những nhược điểm về hình thể của bản thân. Lời nói cũng có thể để lại những vết sẹo trong tâm hồn của trẻ. Vì vậy cẩn trọng với những câu nói như “con lười vận động quá” hoặc “con béo quá”.
Ăn cơm gia đình tối thiểu 1 lần/ngày: Nếu bữa ăn gia đình vào buổi tối khó đông đủ vì lịch trình làm việc, học tập bận rộn của các thành viên thì có thể thực hiện bữa ăn có đầy đủ các thành viên vào buổi sáng. Điều này có nghĩa là các bà nội trợ sẽ phải dậy sớm hơn một chút nhưng vẫn đạt được mục đích tương tự như buổi tối.
Luôn có sẵn hoa quả trong tủ lạnh: Hãy rửa sạch và để sẵn hoa quả trong tủ lạnh để tiện cho việc trẻ lấy mang đi hay ăn bất kỳ lúc nào thuận tiện.
Cho trẻ cùng vào bếp: Đây không chỉ là cơ hội để bạn có thêm người đỡ đần việc bếp núc mà còn là thời gian để dạy cho trẻ một số kỹ năng làm bếp cũng như thử thực hành những công thức mới.
Không để tivi trong phòng riêng của trẻ: Nhiều trẻ thường vừa xem tivi vừa ăn ngay trong phòng riêng. Vì vậy hãy bỏ tivi khỏi phòng ngủ của trẻ để trẻ bớt thời gian xem vô tuyến và gần gũi với gia đình hơn.
Lên lịch các hoạt động thể chất của gia đình: Đi bộ, chạy, đạp xe hay leo núi có thể là đưa vào thành những hoạt động chung của các thành viên trong gia đình để tạo điều kiện cho trẻ vận động thể chất nhiều hơn.