Mùa hè nóng nực trẻ em rất thích xuống nước bơi lội. Tuy là hoạt động vui chơi mà trẻ em ưa thích và có lợi cho sự vận động và phát triển của trẻ nhỏ nhưng cũng là một trong những hoạt động rất nguy hiểm. Theo Trung tâm kiểm soát và phòng ngừa bệnh dịch Mỹ (CDC), đuối nước là nguyên nhân phổ biến thứ hai gây tử vong ở trẻ em dưới 15 tuổi. Hơn nữa, có đến gần phân nửa các vụ trẻ em đuối nước xảy ra trong phạm vi chỉ cách người lớn chưa tới 25m khoảng cách và 10% người lớn chứng kiến các vụ đuối nước ở gần mà không hay biết. Khi nói đến các dấu hiệu đuối nước, những dấu hiệu đuối nước rất dễ nhận biết như vẫy tay và kêu cứu gần như không xảy ra. Quá trình đuối nước có thể chia thành 2 giai đoạn: Giai đoạn đầu là giai đoạn gặp nguy hiểm ở dưới nước, lúc này nạn nhân biết mình gặp nguy hiểm và vẫn có thể vẫy tay hoặc kêu cứu. Giai đoạn 2 là giai đoạn phản ứng theo bản năng. Giai đoạn này nạn nhân không còn thở được, đầu nổi lên nhiều lần hoặc chìm dưới nươc, mắt chớp liên tục tìm cách để an toàn hoặc hướng về phía bờ. Người nạn nhân lúc này đứng thẳng trong nước, chân gần như không đập mà chỉ có tay cử động. Phản ứng bản năng này chỉ xảy ra trong khoảng 30 giây, tối đa là 60 giây, vì vậy cần cứu nạn nhân càng nhanh càng tốt.Cứ 10 trẻ bị đuối nước thì có 5 trẻ bị ảnh hưởng nghiêm trọng. Vì vậy, không phải cứ cứu được trẻ ra khỏi nước là mọi chuyện đã ổn. Các bể bơi thường có sẵn cứu hộ nhưng điều đó không đủ. Cứu hộ là những người phải tập trung, và nếu bạn đã từng tập trung hết sức trong khoảng 15 phút, bạn sẽ biết rằng đây là một việc rất khó thực hiện. Vì vậy, nếu con mình không phải là người bơi giỏi, các bậc cha mẹ nên duy trì khoảng cách có thể với tới đối với con mình chứ không thể chỉ ngồi trên bờ quan sát. Đối với con trẻ, ngoài cho học bơi, các bậc cha mẹ vẫn phải dặn dò con mình không được xuống nước khi không có người lớn đi cùng, tránh xa các khu vực ao hồ có nước. Những trẻ lớn và kể cả biết bơi giỏi cũng chỉ nên đi bơi khi có bạn đi cùng.
Mùa hè nóng nực trẻ em rất thích xuống nước bơi lội. Tuy là hoạt động vui chơi mà trẻ em ưa thích và có lợi cho sự vận động và phát triển của trẻ nhỏ nhưng cũng là một trong những hoạt động rất nguy hiểm.
Theo Trung tâm kiểm soát và phòng ngừa bệnh dịch Mỹ (CDC), đuối nước là nguyên nhân phổ biến thứ hai gây tử vong ở trẻ em dưới 15 tuổi. Hơn nữa, có đến gần phân nửa các vụ trẻ em đuối nước xảy ra trong phạm vi chỉ cách người lớn chưa tới 25m khoảng cách và 10% người lớn chứng kiến các vụ đuối nước ở gần mà không hay biết.
Khi nói đến các dấu hiệu đuối nước, những dấu hiệu đuối nước rất dễ nhận biết như vẫy tay và kêu cứu gần như không xảy ra. Quá trình đuối nước có thể chia thành 2 giai đoạn: Giai đoạn đầu là giai đoạn gặp nguy hiểm ở dưới nước, lúc này nạn nhân biết mình gặp nguy hiểm và vẫn có thể vẫy tay hoặc kêu cứu.
Giai đoạn 2 là giai đoạn phản ứng theo bản năng. Giai đoạn này nạn nhân không còn thở được, đầu nổi lên nhiều lần hoặc chìm dưới nươc, mắt chớp liên tục tìm cách để an toàn hoặc hướng về phía bờ. Người nạn nhân lúc này đứng thẳng trong nước, chân gần như không đập mà chỉ có tay cử động. Phản ứng bản năng này chỉ xảy ra trong khoảng 30 giây, tối đa là 60 giây, vì vậy cần cứu nạn nhân càng nhanh càng tốt.
Cứ 10 trẻ bị đuối nước thì có 5 trẻ bị ảnh hưởng nghiêm trọng. Vì vậy, không phải cứ cứu được trẻ ra khỏi nước là mọi chuyện đã ổn.
Các bể bơi thường có sẵn cứu hộ nhưng điều đó không đủ. Cứu hộ là những người phải tập trung, và nếu bạn đã từng tập trung hết sức trong khoảng 15 phút, bạn sẽ biết rằng đây là một việc rất khó thực hiện. Vì vậy, nếu con mình không phải là người bơi giỏi, các bậc cha mẹ nên duy trì khoảng cách có thể với tới đối với con mình chứ không thể chỉ ngồi trên bờ quan sát.
Đối với con trẻ, ngoài cho học bơi, các bậc cha mẹ vẫn phải dặn dò con mình không được xuống nước khi không có người lớn đi cùng, tránh xa các khu vực ao hồ có nước. Những trẻ lớn và kể cả biết bơi giỏi cũng chỉ nên đi bơi khi có bạn đi cùng.