Tăng nguy cơ mắc ung thư đường ruột. Thói quen nhịn đi 'nặng' sẽ khiến bạn dễ mắc chứng táo bón. Do đại tràng thường rút nước từ chất thải đường tiêu hoá, nhịn càng lâu, phân càng khô cứng, khó được đào thải ra ngoài. Việc cố rặn khiến hậu môn dễ bị rách, chảy máu… gây ra táo bón. Đặc biệt là trẻ nhỏ càng ngại đi đại tiện, khiến hậu quả trở nên xấu hơn khi trưởng thành.Chất thải cũng chứa nhiều độc tố, không đào thải kịp khiến độc tố giữ lại trong người khiến cơ thể suy nhược, mệt mỏi. Tình trạng kéo dài sẽ là nguyên nhân chính gây nên bệnh trĩ, thậm chí ung thư đường ruột.Sa trực tràng do ngại đi đại tiện. Nhịn đi đại tiện là một trong những nguyên nhân dẫn đến bệnh sa trực tràng (lòi ruột). Khi phân xuống, trực tràng sẽ kích thích việc đi ngoài. Việc nhịn làm trực tràng có thói quen giữ phân, không còn kích thích như trước dẫn đến bệnh sa trực tràng.Ở giai đoạn đầu, ruột chỉ sa khi rặn mạnh, nhưng để lâu, sa tăng lên, không thể đưa vào như ban đầu. Do cơ hậu môn co thắt, đoạn trực tràng sa bị nghẽn, lâu có thể hoại tử gây viêm dưới phúc mạc, ảnh hưởng xấu đến tính mạng.Nhịn đại tiện có thể dẫn đến tử vong. Một minh chứng cụ thể cho sự nguy hiểm khi nhịn đi nặng là câu chuyện của cô gái trẻ tên Emily Titterington người Anh. Cô gái xấu số này qua đời ở tuổi 16 vì cố nhịn đi đại tiện quá lâu. Nguyên nhân là bởi cô gái này bị ám ảnh với nhà vệ sinh, do vậy cô đã nhịn đi nặng trong vòng 2 tháng.Bên cạnh đó, mới đây cậu bé Jade Clark, 5 tuổi đến từ Cheshire (nước Anh) đã phải nhập viện khẩn cấp vì nhịn đi vệ sinh quá lâu. Ca phẫu thuật kéo dài suốt 4 tiếng, trong đó có hơn 2 tiếng để bác sĩ làm sạch phân trong bụng của bé vì quá đầy. Vì cơ địa bất thường khiến việc đi vệ sinh quá đau đớn, cậu bé đã thường xuyên nhịn "đi nặng" đến mức có lần phân thải ra từ đằng miệng.
Tăng nguy cơ mắc ung thư đường ruột. Thói quen nhịn đi 'nặng' sẽ khiến bạn dễ mắc chứng táo bón. Do đại tràng thường rút nước từ chất thải đường tiêu hoá, nhịn càng lâu, phân càng khô cứng, khó được đào thải ra ngoài. Việc cố rặn khiến hậu môn dễ bị rách, chảy máu… gây ra táo bón. Đặc biệt là trẻ nhỏ càng ngại đi đại tiện, khiến hậu quả trở nên xấu hơn khi trưởng thành.
Chất thải cũng chứa nhiều độc tố, không đào thải kịp khiến độc tố giữ lại trong người khiến cơ thể suy nhược, mệt mỏi. Tình trạng kéo dài sẽ là nguyên nhân chính gây nên bệnh trĩ, thậm chí ung thư đường ruột.
Sa trực tràng do ngại đi đại tiện. Nhịn đi đại tiện là một trong những nguyên nhân dẫn đến bệnh sa trực tràng (lòi ruột). Khi phân xuống, trực tràng sẽ kích thích việc đi ngoài. Việc nhịn làm trực tràng có thói quen giữ phân, không còn kích thích như trước dẫn đến bệnh sa trực tràng.
Ở giai đoạn đầu, ruột chỉ sa khi rặn mạnh, nhưng để lâu, sa tăng lên, không thể đưa vào như ban đầu. Do cơ hậu môn co thắt, đoạn trực tràng sa bị nghẽn, lâu có thể hoại tử gây viêm dưới phúc mạc, ảnh hưởng xấu đến tính mạng.
Nhịn đại tiện có thể dẫn đến tử vong. Một minh chứng cụ thể cho sự nguy hiểm khi nhịn đi nặng là câu chuyện của cô gái trẻ tên Emily Titterington người Anh. Cô gái xấu số này qua đời ở tuổi 16 vì cố nhịn đi đại tiện quá lâu. Nguyên nhân là bởi cô gái này bị ám ảnh với nhà vệ sinh, do vậy cô đã nhịn đi nặng trong vòng 2 tháng.
Bên cạnh đó, mới đây cậu bé Jade Clark, 5 tuổi đến từ Cheshire (nước Anh) đã phải nhập viện khẩn cấp vì nhịn đi vệ sinh quá lâu. Ca phẫu thuật kéo dài suốt 4 tiếng, trong đó có hơn 2 tiếng để bác sĩ làm sạch phân trong bụng của bé vì quá đầy. Vì cơ địa bất thường khiến việc đi vệ sinh quá đau đớn, cậu bé đã thường xuyên nhịn "đi nặng" đến mức có lần phân thải ra từ đằng miệng.