Những biến chứng người phẫu thuật thẩm mỹ có thể gặp phải

Google News

Ngày nay phẫu thuật thẩm mỹ không còn xa lạ với nhiều người. Nhưng như các cuộc phẫu thuật khác, người phẫu thuật thẩm mỹ cũng có thể gặp những biến chứng.
 

Có những biến chứng ở phẫu thuật thẩm mỹ là do yếu tố con người (trình độ phẫu thuật viên, sự chủ quan...), nhưng có những biến chứng là do yếu tố khách quan, là rủi ro mà bất cứ cuộc phẫu thuật nào cũng có thể gặp phải.
Nhiều biến chứng có thể gặp khi phẫu thuật thẩm mỹ, cần lường trước
GS.TS Trần Thiết Sơn, Trưởng khoa Phẫu thuật tạo hình, Bệnh viện Xanh Pôn cho biết, khi phẫu thuật nói chung, phẫu thuật thẩm mỹ nói riêng, biến chứng đầu tiên có thể kể đến là gây mê, do gây mê có thể gây sốc phản vệ, co thắt thanh quản. Tuy nhiên, vấn đề này, bác sĩ gây mê có kinh nghiệm sẽ kiểm soát được.
Biến chứng thứ hai có thể xảy đến từ kỹ thuật trong khi mổ. Kỹ thuật viên làm không tốt sẽ dẫn đến chảy máu. Vấn đề chảy máu thường phải xử lý ngay trong 24 giờ đầu; xử lý sớm thì không vấn đề gì, xử lý muộn thì có thể gây những hệ lụy không tốt cho bệnh nhân.
Nhung bien chung nguoi phau thuat tham my co the gap phai
Mọi cuộc phẫu thuật nói chung, phẫu thuật thẩm mỹ nói riêng đều có những rủi ro của nó. Ảnh minh họa
Biến chứng muộn hơn mà người bệnh có thể gặp là nhiễm trùng, bao gồm nhiễm trùng tại chỗ, toác vết mổ gây chảy dịch, và nặng nhất là nhiễm trùng huyết.
“Khi phẫu thuật nâng ngực, nếu có nhiễm trùng thì biểu hiện ban đầu là sốt, đau, sưng đỏ ngực, dịch chảy ra qua vết mổ. Nói chung, người bệnh cứ thấy có bất thường là phải đi khám sớm để được xử lý” - GS Sơn cho biết.
Nếu có nhiễm trùng mà xử lý muộn thì sẽ dẫn đến suy đa tạng, nhiễm trùng huyết, ảnh hưởng đến tính mạng.
Chỉ phẫu thuật cho phụ nữ mang thai khi có vấn đề cấp cứu
Cũng liên quan đến vấn đề rủi ro khi phẫu thuật thẩm mỹ, GS Sơn cho biết có một số đối tượng dễ gặp rủi ro khi phẫu thuật. Đó là: Người nhiễm HIV (do có sự suy giảm miễn dịch), người mắc bệnh tự miễn (lupus ban đỏ).
Bệnh lý của lupus ban đỏ làm cho rối loạn chuyển hóa miễn dịch. Vì thế, nếu người bệnh không biết hoặc không khai bệnh với bác sĩ, bác sĩ không khai thác được thông tin tiền sử bệnh để đề phòng thì rất nguy hiểm, bởi khi phẫu thuật sẽ dẫn tới rối loạn miễn dịch, nguy hiểm cho bệnh nhân.
Về chuyện phụ nữ có thai có phải là đối tượng dễ gặp rủi ro khi phẫu thuật, GS Sơn khẳng định: Không có chống chỉ định phẫu thuật cho phụ nữ có thai. Nhưng nếu là phẫu thuật không cấp bách, có thể trì hoãn được thì nên chờ cho thai kỳ kết thúc mới tiến hành, bởi thuốc gây mê, thuốc kháng sinh có khả năng gây biến dị, bất thường, dị tật bẩm sinh ở thai nhi trong những tháng đầu tiên của thai kỳ. Và nếu đó là cuộc phẫu thuật dài, tác động lớn thì có thì có nguy cơ gây sảy thai ở thai phụ là rất lớn.
“Nói chung, người ta chỉ tiến hành phẫu thuật trên phụ nữ có thai khi bắt buộc phải cấp cứu để cứu sự sống của người mẹ - do đang mang thai người phụ nữ bị chấn thương, tai nạn hoặc gặp các vấn đề khác”, GS Sơn cho biết.
Theo Hoài Hương/ Đời sống Plus-GĐVN

>> xem thêm

Bình luận(0)