Theo bác sĩ Bùi Thu Thủy, Bệnh viện Nhi trung ương hiện nay, khi thời tiết chuyển lạnh, nhiều phụ huynh vì quá lo lắng con nhỏ sẽ bị nhiễm lạnh, mất nhiệt nên thường mặc nhiều lớp quần áo giữ ấm cho bé kể cả lúc ngủ...Tuy nhiên, việc làm này không những không bảo vệ bé mà còn có thể gây hậu quả nguy hiểm.Theo bác sĩ Thủy, cơ thể trẻ không thể tự điều chỉnh thân nhiệt như người lớn vì thế khi được ủ ấm quá kỹ, có thể trẻ sẽ bị nóng, dẫn tới toát mồ hôi đầu, lưng và vùng cổ.Mồ hôi này nếu mẹ không phát hiện và lau đi sẽ không thể thoát ra mà thấm vào quần áo và thấm ngược trở lại cơ thể khiên các bé bị nhiễm lạnh.Đấy chính là nguyên nhân khiến con bị cảm, sổ mũi, nặng hơn là các bệnh đường hô hấp, viêm phế quản viêm phổi dù được mẹ ủ ấm bọc rất kĩ và ở trong nhà thường xuyên.Ngoài ra, việc ủ quá nhiều lớp áo, chăn còn khiến làn da mỏng manh của trẻ dễ bị viêm, ngứa gây khó chịu cho trẻ.Cũng theo bác sĩ Thủy, vào những trời nhiệt độ xuống thấp, rét đậm, rét hại các bậc cha mẹ nên giữ ấm cho trẻ đúng cách, đúng nguyên tắc. Mẹ cần chọn quần áo cho trẻ sao cho an toàn, thoải mái đủ ấm và giúp trẻ duy trì thân nhiệt tốt nhất. Đồ ngủ của trẻ không nên dày và quá bí. Nên chọn trang phục bằng sợi tự nhiên mềm, giúp da “thở” được như cotton.Khi đi ngủ nên để hở đầu trẻ, vì đầu trẻ là nơi tạo ra khoảng 40% thân nhiệt, nhưng đồng thời lại là nơi giải phóng đến 85% nhiệt độ cơ thể. Riêng với trẻ sơ sinh và sinh non vẫn nên đội mũ mỏng hoặc dùng băng quấn thóp.Mẹ cũng phải thường xuyên kiểm tra xem trẻ có bị ra mồ hôi hay không. Nếu có, phải kịp thời lau khô da cho bé.Đặc biệt không nên sử dụng than đá, than củi để sưởi ấm cho trẻ, vì khí than tỏa ra rất độc có thể gây ngộ độc, ngạt khí dẫn tới tử vong nguy hiểm.
Theo bác sĩ Bùi Thu Thủy, Bệnh viện Nhi trung ương hiện nay, khi thời tiết chuyển lạnh, nhiều phụ huynh vì quá lo lắng con nhỏ sẽ bị nhiễm lạnh, mất nhiệt nên thường mặc nhiều lớp quần áo giữ ấm cho bé kể cả lúc ngủ...
Tuy nhiên, việc làm này không những không bảo vệ bé mà còn có thể gây hậu quả nguy hiểm.
Theo bác sĩ Thủy, cơ thể trẻ không thể tự điều chỉnh thân nhiệt như người lớn vì thế khi được ủ ấm quá kỹ, có thể trẻ sẽ bị nóng, dẫn tới toát mồ hôi đầu, lưng và vùng cổ.
Mồ hôi này nếu mẹ không phát hiện và lau đi sẽ không thể thoát ra mà thấm vào quần áo và thấm ngược trở lại cơ thể khiên các bé bị nhiễm lạnh.
Đấy chính là nguyên nhân khiến con bị cảm, sổ mũi, nặng hơn là các bệnh đường hô hấp, viêm phế quản viêm phổi dù được mẹ ủ ấm bọc rất kĩ và ở trong nhà thường xuyên.
Ngoài ra, việc ủ quá nhiều lớp áo, chăn còn khiến làn da mỏng manh của trẻ dễ bị viêm, ngứa gây khó chịu cho trẻ.
Cũng theo bác sĩ Thủy, vào những trời nhiệt độ xuống thấp, rét đậm, rét hại các bậc cha mẹ nên giữ ấm cho trẻ đúng cách, đúng nguyên tắc. Mẹ cần chọn quần áo cho trẻ sao cho an toàn, thoải mái đủ ấm và giúp trẻ duy trì thân nhiệt tốt nhất. Đồ ngủ của trẻ không nên dày và quá bí. Nên chọn trang phục bằng sợi tự nhiên mềm, giúp da “thở” được như cotton.
Khi đi ngủ nên để hở đầu trẻ, vì đầu trẻ là nơi tạo ra khoảng 40% thân nhiệt, nhưng đồng thời lại là nơi giải phóng đến 85% nhiệt độ cơ thể. Riêng với trẻ sơ sinh và sinh non vẫn nên đội mũ mỏng hoặc dùng băng quấn thóp.
Mẹ cũng phải thường xuyên kiểm tra xem trẻ có bị ra mồ hôi hay không. Nếu có, phải kịp thời lau khô da cho bé.
Đặc biệt không nên sử dụng than đá, than củi để sưởi ấm cho trẻ, vì khí than tỏa ra rất độc có thể gây ngộ độc, ngạt khí dẫn tới tử vong nguy hiểm.