Khác với cảnh tấp nập tại những nơi khám chữa bệnh thông thường, cánh cửa Bệnh viện 09 điều trị AIDS luôn vắng người vào thăm. Đằng sau đó là cuộc sống cô quạnh của những con người trót mang căn bệnh thế kỷ. Trong tiết trời mùa đông, sự lạnh lẽo càng trở nên ám ảnh.Bệnh nhân nơi đây có thể là người nghiện hút, gái mại dâm song cũng có nhiều trường hợp vô tình mắc bệnh. Họ vẫn sống khỏe mạnh như nhiều người khác khi được điều trị. Nhưng đa phần bị xã hội, thậm chí chính gia đình mình bỏ rơi.Với hơn 20 năm gắn bó với bệnh nhân HIV, bác sĩ Nguyễn Ngọc Hưng - Trưởng khoa Nội có nhiều ám ảnh về những con người, số phận. Hiện tại khoa Nội có 40 bệnh nhân nội trú. Họ ăn, ở và được các bác sĩ, điều dưỡng viên chăm sóc thay vì hưởng điều đó từ người nhà.“Ám ảnh chúng tôi nhất ở đây là những đám ma lạnh lẽo, cô quạnh. Nhiều bệnh nhân nằm nội trú ở bệnh viện 3-4 năm trời nhưng tuyệt nhiên không có một người thân nào bén mảng tới thăm nom.Có bệnh nhân sống những ngày cuối cùng trước khi ra đi, ánh mắt lúc nào cũng khát khao, đau đáu ngóng chờ người thân nhưng ngay cả khi nhắm mắt xuôi tay, vẫn không một ai đến bên cạnh", bác sĩ Hưng chia sẻ. Họ phải chịu sự đau đớn cả về thể xác lẫn tâm hồn. Ảnh: HH.Thậm chí, ngay cả bác sĩ và điều dưỡng viên cũng bị đồng nghiệp và xã hội xa lánh, kỳ thị. Tuy nhiên, bác sĩ Hưng cũng như các cán bộ y tế tại đây không nặng nề chuyện lây nhiễm. Thậm chí, khi đi thăm khám, ông còn không đeo găng tay. “Tôi không muốn tạo ra khoảng cách và sự xa cách, kỳ thị giữa bác sĩ và bệnh nhân. Sự tiếp xúc hàng ngày đều nằm trong ngưỡng an toàn”, bác sĩ Hưng chia sẻ.Hàng ngày, sau khi giao ban, bác sĩ Hưng lần lượt đi thăm khám cho các bệnh nhân. Trong ảnh là chị Nguyễn Thu Hằng (tên đã được thay đổi), người Yên Bái. Người phụ nữ 29 tuổi này lập gia đình từ năm 2008 (có con gái 7 tuổi may mắn khỏe mạnh) và bị lây nhiễm từ chồng ngay sau đó một năm. Chồng Hằng từng nghiện hút và nhiễm HIV, cũng từng nằm tại Bệnh viện 09 và qua đời năm 2011.Năm 2013, Hằng bắt đầu đăng ký điều trị và phải nhập viện trở lại cách đây 2 tháng. Dự kiến chị sẽ được về trong tuần này khi xét nghiệm âm tính - không có nguy cơ lây nhiễm lao cho người xung quanh.Hiện Hằng là kế toán cho một công ty tư nhân. Họ hàng gia đình hai bên nội ngoại vẫn thoải mái và đồng cảm cho hoàn cảnh. Chị xúc động khi các bác sĩ bệnh viện 09 thân thiện, không hề kỳ thị, giúp đỡ nhiệt tình trong điều trị mặc dù mọi chi phí thuốc men, ăn ở, các bệnh nhân đều được miễn phí hoàn toàn.“Lây HIV thì khó, nhưng các bác sĩ bị nhiễm lao từ bệnh nhân là điều không hề hiếm. Bởi hầu hết những bệnh nhân ở đây thường mắc bệnh lao rất nặng. Hiện tại, bệnh viện đang có ít nhất 4-5 y bác sĩ mắc lao do lây từ người bệnh”, bác sĩ Hưng tiết lộ.Do đó, bên cạnh việc điều trị bệnh lý, các bác sĩ còn phải điều trị tâm lý cho bệnh nhân.Từ lâu, nhiều người đã coi HIV là một căn bệnh đáng sợ, vô phương cứu chữa và có thể reo rắc cái chết cho những người xung quanh. Thực tế, những bệnh nhân H được điều trị hoàn toàn có thể sống đến cuối đời với tuổi thọ rất cao. Họ không mang án tử cận kề như các trường hợp mắc các căn bệnh khác phổ biến hiện nay như ung thư, tiểu đường, cao huyết áp...Ngay sau khi có kết quả dương tính với H, căn cứ vào chỉ số CD4, bệnh nhân sẽ được chỉ định liệu trình uống thuốc. Hiện tại, thuốc ARV đang được cấp phát miễn phí tại bệnh viện.
Khác với cảnh tấp nập tại những nơi khám chữa bệnh thông thường, cánh cửa Bệnh viện 09 điều trị AIDS luôn vắng người vào thăm. Đằng sau đó là cuộc sống cô quạnh của những con người trót mang căn bệnh thế kỷ. Trong tiết trời mùa đông, sự lạnh lẽo càng trở nên ám ảnh.
Bệnh nhân nơi đây có thể là người nghiện hút, gái mại dâm song cũng có nhiều trường hợp vô tình mắc bệnh. Họ vẫn sống khỏe mạnh như nhiều người khác khi được điều trị. Nhưng đa phần bị xã hội, thậm chí chính gia đình mình bỏ rơi.
Với hơn 20 năm gắn bó với bệnh nhân HIV, bác sĩ Nguyễn Ngọc Hưng - Trưởng khoa Nội có nhiều ám ảnh về những con người, số phận. Hiện tại khoa Nội có 40 bệnh nhân nội trú. Họ ăn, ở và được các bác sĩ, điều dưỡng viên chăm sóc thay vì hưởng điều đó từ người nhà.
“Ám ảnh chúng tôi nhất ở đây là những đám ma lạnh lẽo, cô quạnh. Nhiều bệnh nhân nằm nội trú ở bệnh viện 3-4 năm trời nhưng tuyệt nhiên không có một người thân nào bén mảng tới thăm nom.
Có bệnh nhân sống những ngày cuối cùng trước khi ra đi, ánh mắt lúc nào cũng khát khao, đau đáu ngóng chờ người thân nhưng ngay cả khi nhắm mắt xuôi tay, vẫn không một ai đến bên cạnh", bác sĩ Hưng chia sẻ. Họ phải chịu sự đau đớn cả về thể xác lẫn tâm hồn. Ảnh: HH.
Thậm chí, ngay cả bác sĩ và điều dưỡng viên cũng bị đồng nghiệp và xã hội xa lánh, kỳ thị. Tuy nhiên, bác sĩ Hưng cũng như các cán bộ y tế tại đây không nặng nề chuyện lây nhiễm. Thậm chí, khi đi thăm khám, ông còn không đeo găng tay. “Tôi không muốn tạo ra khoảng cách và sự xa cách, kỳ thị giữa bác sĩ và bệnh nhân. Sự tiếp xúc hàng ngày đều nằm trong ngưỡng an toàn”, bác sĩ Hưng chia sẻ.
Hàng ngày, sau khi giao ban, bác sĩ Hưng lần lượt đi thăm khám cho các bệnh nhân. Trong ảnh là chị Nguyễn Thu Hằng (tên đã được thay đổi), người Yên Bái. Người phụ nữ 29 tuổi này lập gia đình từ năm 2008 (có con gái 7 tuổi may mắn khỏe mạnh) và bị lây nhiễm từ chồng ngay sau đó một năm. Chồng Hằng từng nghiện hút và nhiễm HIV, cũng từng nằm tại Bệnh viện 09 và qua đời năm 2011.
Năm 2013, Hằng bắt đầu đăng ký điều trị và phải nhập viện trở lại cách đây 2 tháng. Dự kiến chị sẽ được về trong tuần này khi xét nghiệm âm tính - không có nguy cơ lây nhiễm lao cho người xung quanh.
Hiện Hằng là kế toán cho một công ty tư nhân. Họ hàng gia đình hai bên nội ngoại vẫn thoải mái và đồng cảm cho hoàn cảnh. Chị xúc động khi các bác sĩ bệnh viện 09 thân thiện, không hề kỳ thị, giúp đỡ nhiệt tình trong điều trị mặc dù mọi chi phí thuốc men, ăn ở, các bệnh nhân đều được miễn phí hoàn toàn.
“Lây HIV thì khó, nhưng các bác sĩ bị nhiễm lao từ bệnh nhân là điều không hề hiếm. Bởi hầu hết những bệnh nhân ở đây thường mắc bệnh lao rất nặng. Hiện tại, bệnh viện đang có ít nhất 4-5 y bác sĩ mắc lao do lây từ người bệnh”, bác sĩ Hưng tiết lộ.
Do đó, bên cạnh việc điều trị bệnh lý, các bác sĩ còn phải điều trị tâm lý cho bệnh nhân.
Từ lâu, nhiều người đã coi HIV là một căn bệnh đáng sợ, vô phương cứu chữa và có thể reo rắc cái chết cho những người xung quanh. Thực tế, những bệnh nhân H được điều trị hoàn toàn có thể sống đến cuối đời với tuổi thọ rất cao. Họ không mang án tử cận kề như các trường hợp mắc các căn bệnh khác phổ biến hiện nay như ung thư, tiểu đường, cao huyết áp...
Ngay sau khi có kết quả dương tính với H, căn cứ vào chỉ số CD4, bệnh nhân sẽ được chỉ định liệu trình uống thuốc. Hiện tại, thuốc ARV đang được cấp phát miễn phí tại bệnh viện.