Nhỏ dầu gió vào rốn trước khi ngủ, điều kỳ diệu xảy ra

Google News

Rốn được xem là vị trí trung tâm của cơ thể, bộ phận kết nối các cơ quan. Nhỏ dầu gió lên rốn trước khi ngủ sẽ giúp bạn nhận được nhiều lợi ích sức khỏe.

Dầu gió có thành phần chủ yếu là tinh dầu, chẳng hạn như tinh dầu bạc hà, tinh dầu khuynh diệp và các thành phần phụ. Dầu gió thường được dùng để hạ sốt, giảm đau, ngứa, sát trùng các vết đốt do muỗi,... Bên cạnh đó, dầu gió còn hỗ trợ điều trị cảm lạnh, nhức đầu, đau khớp, cơ bắp, đầy hơi khó tiêu,...
Rốn được xem là vị trí trung tâm của cơ thể, bộ phận kết nối giữa cơ quan nội tạng với các hoạt động bên ngoài. Phần da ở rốn rất mỏng, nếu không chú ý chăm sóc sẽ gây hại cho các cơ quan nội tạng bên trong.
Để có lợi cho sức khỏe, Bác sĩ Châu Trần - Trưởng khoa Tiêu hóa, Bệnh viện Trung ương Thái Nguyên, tỉnh Sơn Tây, Trung Quốc, gợi ý nên kiên trì nhỏ dầu gió vào rốn trước khi ngủ. Dầu gió rất lành tính, làm đúng cách sẽ nhận nhiều lợi ích sức khỏe.
Nho dau gio vao ron truoc khi ngu, dieu ky dieu xay ra
 Dầu gió có thành phần chủ yếu là tinh dầu, dùng thoa vào rốn trước khi ngủ rất có lợi. Ảnh: Sohu
1. Cải thiện tiêu hóa
Nhỏ dầu gió vào rốn, các chất trong dầu gió có thể thúc đẩy tuần hoàn máu ở bụng, tăng nhu động đường tiêu hóa. Nhờ vậy, chức năng hệ tiêu hóa được tăng cường, quá trình trao đổi chất diễn ra nhanh hơn, góp phần cải thiện tiêu hóa. Tác dụng thoa dầu gió vào rốn rất rõ rệt với người táo bón. Bằng cách kết hợp với thực phẩm giàu chất xơ, cơ thể sẽ đại tiện đều đặn hơn hẳn.
2. Cải thiện chất lượng giấc ngủ 
 Nếu thường xuyên mất ngủ, bạn nên kiên trì thoa dầu gió vào rốn để cải thiện tình trạng. Các thành phần trong dầu rất lành tính, giúp tăng tốc độ lưu thông máu, cơ thể thư giãn nên dễ ngủ hơn. Đồng thời, thoa dầu gió lên rốn còn giúp nâng cao chất lượng giấc ngủ, tốt cho thể chất lẫn tinh thần.
Nho dau gio vao ron truoc khi ngu, dieu ky dieu xay ra-Hinh-2
 Thành phần dầu gió cơ bản lành tính song phụ nữ mang thai, trẻ sơ sinh, người dễ dị ứng, người có vết thương hở,... tốt nhất không nên dùng dầu gió. Ảnh: Sohu
3. Giảm mỡ bụng
Những người bụng mỡ nên thoa dầu gió vào rốn trước khi ngủ để hỗ trợ giảm mỡ bụng. Làm được điều này là bởi các thành phần trong dầu gió có khả năng thúc đẩy tuần hoàn máu ở bụng, tăng cường nhu động ruột.
Đáng lưu ý, tăng cường nhu động ruột giúp đẩy các chất bã trong dạ dày ra ngoài nhanh hơn, giúp ích cho nỗ lực làm thon bụng. Kiên trì kết hợp thể thao, vòng bụng chắc chắn sẽ cải thiện.
4. Thúc đẩy lưu thông máu
Mạch máu có cấu tạo đường ống, đảm bảo máu phân bố khắp cơ thể. Đáng lưu ý, quanh rốn có rất nhiều mạch máu. Thoa vài giọt dầu gió lên rốn trước khi ngủ, dầu sẽ làm ấm vùng bụng trên và dưới, giúp máu lưu thông, cải thiện chức năng trao đổi chất của cơ thể, bài tiết độc tố và “rác” cơ thể.
5. Giảm đau đầu 
 Huyệt Thần Khuyết nằm ở vị trí trung tâm rốn, có kết nối với nhiều dây thần kinh, được ví như cánh cửa của tinh thần, tinh khí cơ thể. Khi bị đau nửa đầu, thoa dầu gió lên rốn trước khi ngủ có thể giảm đau, các chất trong dầu gió có khả năng giúp thần kinh được thư giãn.
6. Kích hoạt lưu thông máu, thư giãn cơ bắp
Theo Đông y, xung quanh rốn có nhiều huyệt đạo quan trọng. Vị trí này có lớp da mỏng nên các chất trong dầu gió thoa lên rất dễ thẩm thấu. Thoa dầu gió lên rốn trước khi ngủ giúp giãn cơ, hoạt huyết, thúc đẩy khí huyết lưu thông, đả thông kinh mạch, tăng cường chức năng nội tạng, giúp loại bỏ độc tố.
Ai không nên dùng dầu gió?
Thành phần dầu gió cơ bản là lành tính. Tuy vậy, không phải trường hợp nào dùng dầu gió cũng có lợi. Chẳng hạn, phụ nữ mang thai, trẻ sơ sinh, người dễ dị ứng, người có vết thương hở không nên dùng dầu gió.
Với phụ nữ mang thai, dầu gió chứa nhiều long não, có thể đi vào khoang ối và nhau thai, ảnh hưởng tiêu cực đến sự phát triển của thai nhi.
Trẻ sơ sinh làn da mỏng, thiếu glucose phosphate dehydrogenase. Thành phần long não dễ thẩm thấu vào cơ thể gây vàng da, môi thâm tím, nước tiểu màu nâu, khóc yếu,... thậm chí gây co giật.
Người bị bỏng, vết thương hở cũng không nên dùng dầu gió bởi các chất trong chúng dễ làm tăng cảm giác đau. Hơn nữa, sự kích ứng của tinh dầu cũng có thể gây tổn thương thứ cấp cho da.
>>> Mời độc giả xem thêm video: Triệu chứng rối loạn giấc ngủ, mất ngủ

Nguồn video: VTV

Định Tâm (Theo SH)

>> xem thêm

Bình luận(0)