Nhồi máu não là bệnh có tỷ lệ mắc ngày càng cao. Bệnh khởi phát nhanh, nếu không cấp cứu trong thời gian ngắn dễ gây hậu quả nghiêm trọng như liệt nửa người, liệt, sa sút trí tuệ, thậm chí đe dọa tính mạng. (Ảnh minh họa)Trong cuộc sống hàng ngày, chúng ta nên trang bị kiến thức để ngăn ngừa, phát hiện dấu hiệu nhồi máu não để phản ứng kịp thời. Theo chuyên gia, nếu cơ thể thường có 3 dấu hiệu nhồi máu não dưới đây, bạn nên đi khám càng sớm càng tốt. Việc phát hiện và can thiệp kịp thời ảnh hưởng lớn đến hiệu quả điều trị.1. Khó vận động. Triệu chứng của nhồi máu não đa dạng và tùy thuộc vùng mạch máu não bị tắc nghẽn. Dù vậy, não là cơ quan điều khiển các hoạt động của cơ thể. Khi sắp xảy ra nhồi máu não, khả năng điều khiển chức năng vận động sẽ có một số bất thường. Một trong những dấu hiệu nhồi máu não thường gặp là tình trạng mất kiểm soát, khó phối hợp các chi. Chẳng hạn, bạn có thể cảm thấy khó điều khiển chân khi đi bộ.Bạn không nên bỏ qua dù tình trạng diễn ra trong thời gian ngắn. Khi mạch máu não tắc nghẽn, các mô và tế bào não sẽ bị thiếu máu và oxy cục bộ ảnh hưởng đến khả năng phối hợp của hệ thần kinh trung ương đối với các cơ của con người khiến tứ chi khó lòng phối hợp hài hòa theo chủ ý.2. Vấn đề ngôn ngữ. Xuất hiện tình trạng nhồi máu não nhẹ, người bệnh có thể có các vấn đề về ngôn ngữ như nói năng kém lưu loát, nói ngọng, diễn đạt không trôi chảy, khóe miệng hơi cong, chảy dãi liên tục...Nguyên nhân tình trạng bắt nguồn từ việc mô não bị tắc nghẽn, khiến lượng máu cung cấp đến não sẽ không đủ và gây ảnh hưởng đến thần kinh trung ương. Lúc này, khả năng kiểm soát các cơ khoang hầu họng cùng những cơ mặt khác bị kém đi.3. Vấn đề thị giác. Một dấu hiệu nhồi máu não sớm khác là suy giảm thị lực, trước mắt có màu đen. Tình trạng xảy ra ngẫu nhiên, có thể hồi phục trong vài giây. Động mạch cảnh có mảng xơ vữa hoặc mạch máu bị hẹp, rất dễ khiến các mảng bám nhỏ bong ra, tạo thành cục huyết khối, làm tắc động mạch mắt, từ đó ảnh hưởng đến thị lực, gây thâm quầng mắt.Tình trạng giảm thị lực còn liên quan đến các mạch máu trong não bị tắc nghẽn, thùy chẩm trong mô não bị ảnh hưởng. Ở đó, thùy chẩm là mô xử lý thông tin thị giác trong cơ thể con người. Một khi thùy chẩm hoạt động bất thường sẽ dẫn đến tình trạng giảm thị lực.Xuất hiện những dấu hiệu nhồi máu não sớm trên, bạn nên đi khám để xác định chính xác nguyên nhân, có phương pháp can thiệp kịp thời. Để mạch máu thông thoáng, giảm nguy cơ đột quỵ, chuyên gia khuyên nên đảm bảo thời gian ngủ, làm việc và nghỉ ngơi điều độ.Não bộ và các cơ quan khác trong cơ thể cần được nghỉ ngơi và giấc ngủ là giải pháp tốt nhất. Giấc ngủ không đảm bảo, thức khuya thời gian dài dẫn đến rối loạn chức năng não bộ, rối loạn đồng hồ sinh học làm tăng độ nhớt máu, máu lưu thông kém.Thứ hai, nên uống đủ nước mỗi ngày. Cơ thể thiếu nước ảnh hưởng đến quá trình trao đổi chất, đào thải độc tố, ảnh hưởng huyết áp, tăng độ nhớt máu. Từ đó, hình thành các huyết khối nguy hiểm.Cuối cùng, chúng ta nên duy trì thói quen sinh hoạt tốt bằng cách thể dục đều đặn, kiểm soát cân nặng, ăn uống khoa học. Đảm bảo khám sức khỏe định kì. Khi có biểu hiện bất thường về đường huyết, mỡ máu, huyết áp và các chỉ số khác cần chủ động kiểm soát, tìm kiếm chăm sóc y tế kịp thời. Mời độc giả xem thêm video: Cơ hội phục hồi cho bệnh nhân đột quỵ do nhồi máu não. (Nguồn video: BRT)
Nhồi máu não là bệnh có tỷ lệ mắc ngày càng cao. Bệnh khởi phát nhanh, nếu không cấp cứu trong thời gian ngắn dễ gây hậu quả nghiêm trọng như liệt nửa người, liệt, sa sút trí tuệ, thậm chí đe dọa tính mạng. (Ảnh minh họa)
Trong cuộc sống hàng ngày, chúng ta nên trang bị kiến thức để ngăn ngừa, phát hiện dấu hiệu nhồi máu não để phản ứng kịp thời. Theo chuyên gia, nếu cơ thể thường có 3 dấu hiệu nhồi máu não dưới đây, bạn nên đi khám càng sớm càng tốt. Việc phát hiện và can thiệp kịp thời ảnh hưởng lớn đến hiệu quả điều trị.
1. Khó vận động. Triệu chứng của nhồi máu não đa dạng và tùy thuộc vùng mạch máu não bị tắc nghẽn. Dù vậy, não là cơ quan điều khiển các hoạt động của cơ thể. Khi sắp xảy ra nhồi máu não, khả năng điều khiển chức năng vận động sẽ có một số bất thường. Một trong những dấu hiệu nhồi máu não thường gặp là tình trạng mất kiểm soát, khó phối hợp các chi. Chẳng hạn, bạn có thể cảm thấy khó điều khiển chân khi đi bộ.
Bạn không nên bỏ qua dù tình trạng diễn ra trong thời gian ngắn. Khi mạch máu não tắc nghẽn, các mô và tế bào não sẽ bị thiếu máu và oxy cục bộ ảnh hưởng đến khả năng phối hợp của hệ thần kinh trung ương đối với các cơ của con người khiến tứ chi khó lòng phối hợp hài hòa theo chủ ý.
2. Vấn đề ngôn ngữ. Xuất hiện tình trạng nhồi máu não nhẹ, người bệnh có thể có các vấn đề về ngôn ngữ như nói năng kém lưu loát, nói ngọng, diễn đạt không trôi chảy, khóe miệng hơi cong, chảy dãi liên tục...
Nguyên nhân tình trạng bắt nguồn từ việc mô não bị tắc nghẽn, khiến lượng máu cung cấp đến não sẽ không đủ và gây ảnh hưởng đến thần kinh trung ương. Lúc này, khả năng kiểm soát các cơ khoang hầu họng cùng những cơ mặt khác bị kém đi.
3. Vấn đề thị giác. Một dấu hiệu nhồi máu não sớm khác là suy giảm thị lực, trước mắt có màu đen. Tình trạng xảy ra ngẫu nhiên, có thể hồi phục trong vài giây. Động mạch cảnh có mảng xơ vữa hoặc mạch máu bị hẹp, rất dễ khiến các mảng bám nhỏ bong ra, tạo thành cục huyết khối, làm tắc động mạch mắt, từ đó ảnh hưởng đến thị lực, gây thâm quầng mắt.
Tình trạng giảm thị lực còn liên quan đến các mạch máu trong não bị tắc nghẽn, thùy chẩm trong mô não bị ảnh hưởng. Ở đó, thùy chẩm là mô xử lý thông tin thị giác trong cơ thể con người. Một khi thùy chẩm hoạt động bất thường sẽ dẫn đến tình trạng giảm thị lực.
Xuất hiện những dấu hiệu nhồi máu não sớm trên, bạn nên đi khám để xác định chính xác nguyên nhân, có phương pháp can thiệp kịp thời. Để mạch máu thông thoáng, giảm nguy cơ đột quỵ, chuyên gia khuyên nên đảm bảo thời gian ngủ, làm việc và nghỉ ngơi điều độ.
Não bộ và các cơ quan khác trong cơ thể cần được nghỉ ngơi và giấc ngủ là giải pháp tốt nhất. Giấc ngủ không đảm bảo, thức khuya thời gian dài dẫn đến rối loạn chức năng não bộ, rối loạn đồng hồ sinh học làm tăng độ nhớt máu, máu lưu thông kém.
Thứ hai, nên uống đủ nước mỗi ngày. Cơ thể thiếu nước ảnh hưởng đến quá trình trao đổi chất, đào thải độc tố, ảnh hưởng huyết áp, tăng độ nhớt máu. Từ đó, hình thành các huyết khối nguy hiểm.
Cuối cùng, chúng ta nên duy trì thói quen sinh hoạt tốt bằng cách thể dục đều đặn, kiểm soát cân nặng, ăn uống khoa học. Đảm bảo khám sức khỏe định kì. Khi có biểu hiện bất thường về đường huyết, mỡ máu, huyết áp và các chỉ số khác cần chủ động kiểm soát, tìm kiếm chăm sóc y tế kịp thời.
Mời độc giả xem thêm video: Cơ hội phục hồi cho bệnh nhân đột quỵ do nhồi máu não. (Nguồn video: BRT)