Chuyên gia sức khỏe người Anh từng ví nếu như mắt được xem là cửa sổ tâm hồn thì chân có thể xem là cửa sổ tiết lộ những thay đổi bên trong cơ thể và các dấu hiệu bệnh tật.Ngón chân cái sưng phồng là dấu hiệu bệnh gút. Bệnh gút xảy ra khi có quá nhiều axit uric tích tụ trong cơ thể. Việc tích tụ axit uric có thể dẫn đến tình trạng các tinh thể axit uric sắc nhọn lắng đọng lại ở các khớp, thường ở ngón chân cái gây nên hiện tượng đau nhức, sưng tấy.Gặp hiện tượng này cần sớm thăm khám bác sĩ để được kê đơn trị bệnh, giảm đau. Bên cạnh đó, cần giảm lượng protein trong bữa ăn, uống nhiều nước và tích cực giảm cân.Chân lạnh chỉ ra cơ thể có vấn đề về tuyến giáp. Khác với tình trạng chân lạnh do không đi tất đủ ấm vào mùa đông, tay và chân người suy giáp thường lạnh buốt. Suy giáp diễn ra khi tuyến giáp hoạt động kém hiệu quả, khiến tay chân trở nên nhạy cảm đặc biệt với nhiệt độ, căng thẳng. Nó làm giảm lưu lượng máu chuyển tới bàn tay, chân.Bên cạnh dấu hiệu tay chân lạnh, cơ thể người suy giáp còn xuất hiện tình trạng mệt mỏi, tăng cân, đau nhức cơ bắp và trầm cảm.Chân bị loét đỏ, thường xuyên bị tê là dấu hiệu nhận diện bệnh tiểu đường. Đừng bỏ qua dấu hiệu tê hoặc mất cảm giác xung quanh bàn chân, xuất hiện vết loét khó lành bởi chúng có thể là dấu hiệu của bệnh tiểu đường type 2.Căn bệnh này có thể gây tổn thương thần kinh ngoại vi, dẫn đến cảm giác tê dai dẳng, ngứa ran ở ngón chân. Nếu không phát hiện sớm, điều trị vết loét phải cần đến kháng sinh mạnh hoặc thậm chí phải cắt bỏ phần này.Thay đổi màu sắc móng liên quan đến bệnh phổi. Khi mắc các bệnh tim mạch, phổi hoặc các vấn đề về tiêu hóa dễ gây nên tình trạng thay đổi màu sắc trên móng tay, chân. Điều này xảy ra do tình trạng giảm nồng độ oxy trong máu.Ngón chân không lông cho thấy cơ thể có vấn đề về mạch máu. Hình ảnh phần chân đầy lông không ai mong muốn song việc ngón chân không xuất hiện lông lại chỉ ra mạch máu cơ thể có vấn đề.Đặc biệt, tình trạng ngón chân không có lông kết hợp với móng chân dài, da mỏng, sáng bóng rất có thể là dấu hiệu của vấn đề về tuần hoàn hoặc bệnh mạch máu ngoại vi.Móng chân dày, lởm chởm hoặc đổi màu cho thấy bạn mắc bệnh vảy nến. Hiện tượng móng chân rỗ báo hiệu cơ thể mắc bệnh vảy nến hoặc bệnh da mạn tính. Bệnh vảy nến ảnh hưởng 1 – 2% dân số, thường bắt nguồn do stress, lạm dụng thuốc hoặc di truyền.Đau khớp ngón chân liên quan đến bệnh viêm khớp dạng thấp. Các khớp nhỏ ở bàn tay, chân thường là vị trí đầu tiên bị ảnh hưởng khi bị viêm khớp dạng thấp. Người mắc bệnh còn đối diện với nguy cơ sưng, tích tụ chất dịch trong khớp xương khiến chúng sưng húp, ngón chân trở nên nhạy cảm.Theo thời gian, viêm khớp dạng thấp gây ảnh hưởng nghiêm trọng tới phần sụn và các khớp dẫn tới hạn chế khả năng vận động, đau nhức triền miên.
Chuyên gia sức khỏe người Anh từng ví nếu như mắt được xem là cửa sổ tâm hồn thì chân có thể xem là cửa sổ tiết lộ những thay đổi bên trong cơ thể và các dấu hiệu bệnh tật.
Ngón chân cái sưng phồng là dấu hiệu bệnh gút. Bệnh gút xảy ra khi có quá nhiều axit uric tích tụ trong cơ thể. Việc tích tụ axit uric có thể dẫn đến tình trạng các tinh thể axit uric sắc nhọn lắng đọng lại ở các khớp, thường ở ngón chân cái gây nên hiện tượng đau nhức, sưng tấy.
Gặp hiện tượng này cần sớm thăm khám bác sĩ để được kê đơn trị bệnh, giảm đau. Bên cạnh đó, cần giảm lượng protein trong bữa ăn, uống nhiều nước và tích cực giảm cân.
Chân lạnh chỉ ra cơ thể có vấn đề về tuyến giáp. Khác với tình trạng chân lạnh do không đi tất đủ ấm vào mùa đông, tay và chân người suy giáp thường lạnh buốt. Suy giáp diễn ra khi tuyến giáp hoạt động kém hiệu quả, khiến tay chân trở nên nhạy cảm đặc biệt với nhiệt độ, căng thẳng. Nó làm giảm lưu lượng máu chuyển tới bàn tay, chân.
Bên cạnh dấu hiệu tay chân lạnh, cơ thể người suy giáp còn xuất hiện tình trạng mệt mỏi, tăng cân, đau nhức cơ bắp và trầm cảm.
Chân bị loét đỏ, thường xuyên bị tê là dấu hiệu nhận diện bệnh tiểu đường. Đừng bỏ qua dấu hiệu tê hoặc mất cảm giác xung quanh bàn chân, xuất hiện vết loét khó lành bởi chúng có thể là dấu hiệu của bệnh tiểu đường type 2.
Căn bệnh này có thể gây tổn thương thần kinh ngoại vi, dẫn đến cảm giác tê dai dẳng, ngứa ran ở ngón chân. Nếu không phát hiện sớm, điều trị vết loét phải cần đến kháng sinh mạnh hoặc thậm chí phải cắt bỏ phần này.
Thay đổi màu sắc móng liên quan đến bệnh phổi. Khi mắc các bệnh tim mạch, phổi hoặc các vấn đề về tiêu hóa dễ gây nên tình trạng thay đổi màu sắc trên móng tay, chân. Điều này xảy ra do tình trạng giảm nồng độ oxy trong máu.
Ngón chân không lông cho thấy cơ thể có vấn đề về mạch máu. Hình ảnh phần chân đầy lông không ai mong muốn song việc ngón chân không xuất hiện lông lại chỉ ra mạch máu cơ thể có vấn đề.
Đặc biệt, tình trạng ngón chân không có lông kết hợp với móng chân dài, da mỏng, sáng bóng rất có thể là dấu hiệu của vấn đề về tuần hoàn hoặc bệnh mạch máu ngoại vi.
Móng chân dày, lởm chởm hoặc đổi màu cho thấy bạn mắc bệnh vảy nến. Hiện tượng móng chân rỗ báo hiệu cơ thể mắc bệnh vảy nến hoặc bệnh da mạn tính. Bệnh vảy nến ảnh hưởng 1 – 2% dân số, thường bắt nguồn do stress, lạm dụng thuốc hoặc di truyền.
Đau khớp ngón chân liên quan đến bệnh viêm khớp dạng thấp. Các khớp nhỏ ở bàn tay, chân thường là vị trí đầu tiên bị ảnh hưởng khi bị viêm khớp dạng thấp. Người mắc bệnh còn đối diện với nguy cơ sưng, tích tụ chất dịch trong khớp xương khiến chúng sưng húp, ngón chân trở nên nhạy cảm.
Theo thời gian, viêm khớp dạng thấp gây ảnh hưởng nghiêm trọng tới phần sụn và các khớp dẫn tới hạn chế khả năng vận động, đau nhức triền miên.