Mới đây, một cháu bé 8 tuổi ở Bình Dương đã tử vong do ăn nhầm so biển. Đi du lịch Vũng Tàu về, gia đình cháu bé này ở Bình Dương đã mua 5 con sam biển. Sau khi nướng ăn thì 7 người ngộ độc và nhập viện cấp cứu. Vụ việc làm bé gái 8 tuổi thiệt mạng và 6 người nguy kịch. Bước đầu nghi vấn do người dân nhầm lẫn giữa con sam và con so biển (loại cực độc).Hồi tháng 4/2019, anh Nguyễn Tuấn Vũ (sinh năm 1991, ngụ xã Vĩnh Chánh, Thoại Sơn, tỉnh An Giang) mua 2 con so biển, bán tại khu vực gần cầu Tôn Đức Thắng về nhà nướng ăn. 20 phút sau, anh Vũ thấy tê môi, tê tay, rồi nôn ói, mệt khó thở, nên được người nhà đưa vào bệnh viện. Dù được rửa dạ dày, thở ôxy, truyền dịch, hồi sức tích cực, nhưng bệnh nhân đã tử vong.So biển có độc tố thần kinh mạnh, có khả năng gây liệt cơ hô hấp, ngưng thở, gây tử vong nhanh. Người ăn thịt so, sau khi chất độc ngấm vào cơ thể sẽ bị nôn ói, khó thở, đau bụng, tay chân và môi tê cứng.Chất độc từ thịt so còn gây ức chế sự dẫn truyền thần kinh tim và gây suy hô hấp. Nếu không được cấp cứu kịp thời dễ dẫn đến suy hô hấp, dẫn đến tử vong.Hiện, chưa có thuốc giải độc so biển. Nếu phát hiện người bị ngộ độc do ăn so biển (nhầm lẫn với con sam biển), người thân nên cho bệnh nhân uống thật nhiều nước, gây ói hết thức ăn trong dạ dày càng nhanh càng tốt. Sau đó, đưa bệnh nhân đến cơ sở y tế gần nhất để điều trị.Trước đó, Cục An toàn thực phẩm, Bộ Y tế cũng đưa ra khuyến cáo người dân tuyệt đối không được ăn so biển và đưa ra hướng dẫn chi tiết để nhận biết sự khác biệt giữa so và sam biển. Bởi nhiều trường hợp bệnh nhân nhầm lẫn so biển thành sam biển và ăn mới gây nên tình trạng ngộ độc đáng tiếc.Sam biển là lành tính, là món ăn phổ biến, ưa thích của nhiều người, thì so biển lại là một con vật gây độc, có thể gây chết người. Đáng nói, cả hai con này đều sống chủ yếu ở vùng ven biển, trong các vịnh, đầm nước mặn và các cửa sông, hình thù giống hệt nhau nên dễ gây nhầm lẫn.Chính vì vậy, thỉnh thoảng xảy ra các ca ngộ độc dẫn đến chết người do người dân nhận diện nhầm con sam và so biển. Ngay cả với các chuyên gia, việc phân biệt chắc chắn giữa các sinh vật trông hình dạng tương tự nhau nói chung là rất khó, chưa kể tên gọi khác nhau giữ các vùng miền.Để phòng tránh các trường hợp ngộ độc và tử vong đáng tiếc, người dân luôn nhớ là không ăn cá nóc, không nên ăn các loài sinh vật biển lạ hoặc khi bình thường ít được ăn, không ăn con vật bạn nghĩ là sam biển (khi bạn không chắc chắn 100% nó là sam biển).Bác sĩ cũng cảnh báo mọi người thận trọng khi ăn thực phẩm lạ, món ăn chưa từng ăn... để phòng các nguy cơ dị ứng, ngộ độc thực phẩm. Ảnh: Internet.
Video "Nguyên nhân 40 học sinh ngộ độc trà sữa". Nguồn: VTC Now.
Mới đây, một cháu bé 8 tuổi ở Bình Dương đã tử vong do ăn nhầm so biển. Đi du lịch Vũng Tàu về, gia đình cháu bé này ở Bình Dương đã mua 5 con sam biển. Sau khi nướng ăn thì 7 người ngộ độc và nhập viện cấp cứu. Vụ việc làm bé gái 8 tuổi thiệt mạng và 6 người nguy kịch. Bước đầu nghi vấn do người dân nhầm lẫn giữa con sam và con so biển (loại cực độc).
Hồi tháng 4/2019, anh Nguyễn Tuấn Vũ (sinh năm 1991, ngụ xã Vĩnh Chánh, Thoại Sơn, tỉnh An Giang) mua 2 con so biển, bán tại khu vực gần cầu Tôn Đức Thắng về nhà nướng ăn. 20 phút sau, anh Vũ thấy tê môi, tê tay, rồi nôn ói, mệt khó thở, nên được người nhà đưa vào bệnh viện. Dù được rửa dạ dày, thở ôxy, truyền dịch, hồi sức tích cực, nhưng bệnh nhân đã tử vong.
So biển có độc tố thần kinh mạnh, có khả năng gây liệt cơ hô hấp, ngưng thở, gây tử vong nhanh. Người ăn thịt so, sau khi chất độc ngấm vào cơ thể sẽ bị nôn ói, khó thở, đau bụng, tay chân và môi tê cứng.
Chất độc từ thịt so còn gây ức chế sự dẫn truyền thần kinh tim và gây suy hô hấp. Nếu không được cấp cứu kịp thời dễ dẫn đến suy hô hấp, dẫn đến tử vong.
Hiện, chưa có thuốc giải độc so biển. Nếu phát hiện người bị ngộ độc do ăn so biển (nhầm lẫn với con sam biển), người thân nên cho bệnh nhân uống thật nhiều nước, gây ói hết thức ăn trong dạ dày càng nhanh càng tốt. Sau đó, đưa bệnh nhân đến cơ sở y tế gần nhất để điều trị.
Trước đó, Cục An toàn thực phẩm, Bộ Y tế cũng đưa ra khuyến cáo người dân tuyệt đối không được ăn so biển và đưa ra hướng dẫn chi tiết để nhận biết sự khác biệt giữa so và sam biển. Bởi nhiều trường hợp bệnh nhân nhầm lẫn so biển thành sam biển và ăn mới gây nên tình trạng ngộ độc đáng tiếc.
Sam biển là lành tính, là món ăn phổ biến, ưa thích của nhiều người, thì so biển lại là một con vật gây độc, có thể gây chết người. Đáng nói, cả hai con này đều sống chủ yếu ở vùng ven biển, trong các vịnh, đầm nước mặn và các cửa sông, hình thù giống hệt nhau nên dễ gây nhầm lẫn.
Chính vì vậy, thỉnh thoảng xảy ra các ca ngộ độc dẫn đến chết người do người dân nhận diện nhầm con sam và so biển. Ngay cả với các chuyên gia, việc phân biệt chắc chắn giữa các sinh vật trông hình dạng tương tự nhau nói chung là rất khó, chưa kể tên gọi khác nhau giữ các vùng miền.
Để phòng tránh các trường hợp ngộ độc và tử vong đáng tiếc, người dân luôn nhớ là không ăn cá nóc, không nên ăn các loài sinh vật biển lạ hoặc khi bình thường ít được ăn, không ăn con vật bạn nghĩ là sam biển (khi bạn không chắc chắn 100% nó là sam biển).